CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI TRANG WEB TRUYỀN THÔNG GIÁO XỨ THÁNH TÂM      (website đang được phát triển - eMail: GXThanhTamHN@gmail.com) Đức Thánh Cha bất ngờ đến Đền thờ Thánh Phêrô cầu nguyện trước mộ Thánh Piô X Vào lúc 13 giờ ngày 10/4, trước sự ngạc nhiên của các tín hữu và khách tham quan trong Đền thờ Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha đến mộ Thánh Giáo hoàng Piô X cầu nguyện, và sau đó ngài chào thăm và ban phép lành cho mọi người. Đọc tất cả   Nhận ra Chúa Kitô nơi người đau khổ. Một vài câu chuyện cảm động từ Ngày Năm Thánh bệnh nhân Cuối tuần vừa qua, đã có hơn 20 ngàn bệnh nhân và các nhân viên y tế từ hơn 90 quốc gia quy tụ về Roma để tham dự Ngày Năm Thánh các bệnh nhân và giới y tế, diễn ra trong hai ngày thứ Bảy ngày 5 và thứ Sáu ngày 6/4. Đối với nhiều bệnh nhân, đây là lần đầu tiên họ đến Roma, mà lại đến trong một dịp đặc biệt, trong một ngày dành riêng cho họ. Nhiều giọt nước mắt lăn dài trên khuôn mặt của các bệnh nhân khi bước qua Cửa Thánh Đền thờ Thánh Phêrô. Đọc tất cả   Giám mục của Mandalay chia sẻ cuộc sống với người vô gia cư sau động đất ở Myanmar Từ một tuần qua, Đức Cha Marco Tin Win, Giám mục của Mandalay, đã ngủ trong một chiếc mùng, trên đường phố trong khuôn viên Nhà thờ Thánh Tâm, ở trung tâm thành phố phía bắc Myanmar, để chia sẻ cuộc sống với những người mất nhà cửa vì trận động đất kinh hoàng vào ngày 28/3/2025. Đọc tất cả   Toàn bộ Sách Kinh Thánh hiện đã được dịch sang 769 ngôn ngữ Liên đoàn các Hiệp hội Kinh Thánh cho biết toàn bộ bản văn Cựu Ước và Tân Ước hiện đã được dịch sang 769 ngôn ngữ. Các bản dịch mới được bổ sung thêm vào năm 2024 bao gồm các bản dịch sang các ngôn ngữ được nói ở Ấn Độ, Tanzania và Burkina Faso. Đọc tất cả   Đức Thánh Cha tiếp Vua Charles và Hoàng hậu Camilla của Anh Trong một tuyên bố vào tối thứ Tư ngày 9/4/2025, Phòng Báo chí Tòa Thánh cho biết: “Đức Thánh Cha Phanxicô đã gặp riêng Vua Charles và Hoàng hậu Camilla vào chiều nay. Trong cuộc gặp, Đức Thánh Cha đã gửi lời chúc tốt đẹp nhất đến Đức vua nhân dịp kỷ niệm ngày cưới của họ và đáp lại lời chúc sức khỏe sớm bình phục của Đức vua”. Đọc tất cả   1.700 năm sau Nicea, hy vọng cử hành lễ Phục sinh chung Ngày 20/5 tới đây đánh dấu kỷ niệm 1.700 năm công đồng đại kết đầu tiên trong lịch sử, diễn ra tại Nicea vào năm 325. Nhân dịp này, ngày 03/4, Ủy ban Thần học Quốc tế đã công bố văn kiện “Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa, Đấng Cứu Thế”, trong đó nhắc lại ý nghĩa cơ bản của Kinh Tin Kính, nền tảng của đức tin Kitô giáo. Vatican News đã có cuộc phỏng vấn một trong những tác giả của văn kiện này, Đức cha Etienne Veto, Giám mục phụ tá Reims ở Pháp. Đọc tất cả   Đức Thánh Cha khích lệ các tín hữu hành hương Ý kiên trì trong cầu nguyện Trong sứ điệp gửi đến các giáo phận Grosseto và Pitigliano-Sovana-Orbetello, của Giáo hội Ý đến Roma hành hương, Đức Thánh Cha gửi lời chào đặc biệt và bày tỏ hy vọng cuộc hành hương qua Cửa Thánh của họ sẽ làm mới lại đức tin. Đọc tất cả   Giới trẻ Công giáo Anh đến nhà thờ nhiều hơn Hiện nay, Giới trẻ Anh ngày càng quan tâm đến đức tin Kitô giáo, đặc biệt nhóm tuổi từ 18 đến 24. Riêng Giáo hội Công giáo đang ghi nhận sự gia tăng thực hành đạo nơi giới trẻ, và hiện đã vượt Anh giáo trong thế hệ Z, những người trẻ sinh từ năm 1997 đến 2012. Đọc tất cả   Công bố phúc trình của Cơ quan Giám sát và Thông tin Tài chính Vatican năm 2024 Ngày 09/4/2025, Cơ quan Giám sát và Thông tin Tài chính đã công bố phúc trình trong năm 2024, theo đó các vụ đáng ngờ được trình báo giảm; Ngân hàng Vatican được Moneyval, Cơ quan Giám sát rửa tiền châu Âu nhìn nhận là một thực thể vững chắc, hoạt động tốt. Đọc tất cả   Đức Thánh Cha: Chúng ta phải dẹp bỏ các gánh nặng khiến lòng mình xa cách Chúa Trong bài giáo lý được chuẩn bị cho buổi Tiếp kiến ​​chung vào thứ Tư ngày 9/4/2025, Đức Thánh Cha kêu gọi các tín hữu hãy từ bỏ mọi gánh nặng đè nặng lên trái tim mình để có thể trải nghiệm sự bình an và niềm vui đến từ tình yêu vô điều kiện của Chúa. Đọc tất cả  

Giáo Phận Xuân Lộc

Để nhận ra Chúa Phục sinh ở giữa chúng ta

17/04/2022 - 63
ĐỂ NHẬN RA CHÚA PHỤC SINH Ở GIỮA CHÚNG TA
Gm. Donald J. Hying
WHĐ (16.4.2022) - Được xây trên nền ngôi nhà của thầy cả thượng phẩm Caipha ở Giêrusalem, nhà thờ Thánh Phêrô Gallicantu nhằm tưởng nhớ việc Simon Phêrô đã chối Chúa Giêsu trong sân vào đêm Người bị bắt. Bên dưới nhà thờ là “cái Hố”, một căn phòng nhỏ bằng đá, nơi Chúa Giêsu bị tống giam vào buổi tối hôm đó, vài giờ trước khi bị kết án và đem đi giết. Đứng ở trong nơi tối tăm, lạnh lẽo đó, nhìn cái lỗ, người ta thấy được nơi mà Thiên Chúa của chúng ta ngã xuống trên một nền đá cứng, đồng thời nghĩ đến việc Người nằm đó trơ trọi một mình, đương đầu với Thứ Sáu Tuần Thánh, khiến người ta phải rơi lệ. Khi đến thăm nơi đó, tôi đã suy ngẫm về Thánh vịnh 88[1], vốn là lời kêu than với Thiên Chúa trong đau khổ và đơn độc của một người cảm thấy bị bỏ rơi hoàn toàn.
Tất cả chúng ta đều đã từng ở trong cái hố, chống chọi với những đêm tối của tâm hồn; cảm giác không được yêu thương, bị xem là thừa thãi, bị hiểu lầm, bị cô đơn mà không nhận được bất kỳ sự an ủi nào từ Thiên Chúa hoặc người khác. Tin Mừng mà chúng ta đã cử hành và công bố vào Thứ Sáu Tuần Thánh là sự thật đáng kinh ngạc rằng Đức Chúa đã ở trong cái hố trước chúng ta, đã nếm trải một sự bỏ rơi thẳm sâu không thể suy thấu, và đã chấp nhận một cái chết kinh hoàng. Đức Chúa đã đón nhận tất cả những điều ấy để chúng ta đừng bao giờ mất hy vọng, ngay cả trong những đêm tối tăm nhất.
Chúa Nhật Phục sinh là sự khải hoàn của Chúa Giêsu trước thế lực của tội lỗi và sự chết, là sự xác minh cho toàn bộ sứ mệnh của Người, là sự chiến thắng của tình yêu trước hận thù, của ân sủng trước sự dữ, của sự cảm thông trước nỗi cô đơn và của sự sống vĩnh cửu trước quyền lực của bóng tối. Tuy nhiên, sự phục sinh của Chúa Kitô không xóa bỏ một cách thần diệu những vết thương và giới hạn của bản tính nhân loại yếu đuối của chúng ta. Chúng ta sẽ vẫn luôn cảm thấy bị hiểu lầm, phải chịu đựng những nỗi đau, và cuối cùng phải cô đơn đối diện với cái chết, nhưng Đức Chúa đã mở ra một con đường cho chúng ta; ánh sáng chiếu rọi ở cuối đường hầm. Đức Chúa muốn chúng ta kêu cầu quyền năng của Người, tận hưởng sự hiện diện thân thương của Người qua các bí tích, nghe giọng nói dịu dàng của Người qua Lời Chúa, và khám phá vẻ đẹp trên khuôn mặt của Người nơi những người bên cạnh chúng ta.
Chúng ta vẫn sẽ thấy mình trong cái hố, nhưng khi mắt chúng ta quen dần với bóng tối, chúng ta sẽ thấy Chúa Giêsu ở đó với chúng ta, mang đến sự an ủi, lòng thương xót và hy vọng. Đức Chúa mời gọi chúng ta sống trong thế giới phục sinh tươi đẹp và bao la của Người, một thế giới đã có đó, ngay lúc này trong cuộc đời của chúng ta. Chúng ta không cần phải đợi đến khi mình chết thì mới có thể nhận ra vinh quang Thiên Chúa và nếm trải niềm vui Phục sinh. Cũng như trong các Tin Mừng, Chúa Phục Sinh hiện ra tại những nơi bất ngờ nhất, với những dáng vẻ bên ngoài khó nhận diện và dễ gây ngạc nhiên nhất, nhưng nếu tinh mắt, chúng ta sẽ nhận ra Người.
Trong Mùa Chay, chúng ta đã cùng đồng hành với Chúa Giêsu trong hoang địa suốt 40 ngày; đã chiêm ngắm Người biến hình vinh quang trên Núi Tabor; đã cảm nhận sự hoán cải sâu sắc của người con Hoang đàng; đã gặp người phụ nữ ngoại tình nhận được sự tha thứ đầy lòng thương xót; và đã cùng với Đức Kitô hân hoan tiến vào thành Giêrusalem của tâm hồn chúng ta. Khi thực hành đều đặn việc cầu nguyện, ăn chay và làm việc bác ái, chúng ta đã khai quang một nơi trong tâm trí và trái tim mình để Nước Hằng Sống, Ánh sáng Thế gian, Sự sống lại và Sự sống tràn vào và lưu lại với chúng ta một cách sâu đậm hơn.
Trong tất cả những lần Chúa Giêsu Phục sinh hiện ra như được các sách Phúc âm kể lại, thì những người đi theo Chúa Giêsu không bao giờ nhận ra Người ngay lập tức. Maria Madalena thì nghĩ rằng Người là người làm vườn. Các Tông đồ thì cho rằng Người là một bóng ma. Hai môn đệ trên đường Emmau lại coi Người như một người bạn đồng hành thú vị. Chỉ khi Chúa Giêsu gọi tên của bà Maria; bày tỏ vết thương cho các tông đồ; và bẻ bánh trong cử chỉ Thánh Thể đặc trưng thì mắt của họ mới được mở ra để nhận ra Chúa Phục sinh đến với họ trong sự sống sung mãn!
Có thể là sự thất bại của thập giá đã che khuất tầm nhìn của họ, hoặc diện mạo Chúa Giêsu phục sinh khác với dáng vẻ của Người trước đó, nhưng có một điều vẫn rất rõ ràng: Khi Đức Chúa hành động và lên tiếng, họ liền nhận ra Người, và họ rất đỗi vui mừng.
Vậy thì, Chúa Phục sinh đang hành động và lên tiếng ra sao trong cuộc đời của chúng ta?
Khi Chúa Giêsu dịu dàng gọi tên chúng ta trong cầu nguyện; khi chúng ta nhìn thấy những thương tích của Người trong đau khổ của người khác; khi chúng ta lãnh nhận Thánh Thể…, chúng ta nhận ra Chúa Phục sinh, và lòng chúng ta hân hoan trước sự gần gũi thân thương và vẻ đẹp kỳ diệu của Người.
Nhờ quyền năng của Chúa Thánh Thần, sức mạnh của Sách Thánh và hiệu năng của các Bí tích trong Giáo Hội, Chúa Kitô phục sinh vẫn luôn hiện diện cách gần gũi bên cạnh chúng ta. Sự phục sinh của Người là sự kết hợp trọn vẹn vẻ sáng ngời của Chân, Thiện, Mỹ nơi Thiên Chúa. Vì Chúa Giêsu đã sống lại từ cõi chết, chúng ta nhận được ơn tha thứ tội lỗi, lời hứa về sự sống đời đời, sự hiện diện của Thiên Chúa trong mọi khoảnh khắc và sự kết hợp với Đức Chúa.
Làm sao chúng ta lại có thể không vui mừng, cất cao lời ngợi khen và cảm tạ khi cử hành sự khải hoàn tuyệt vời của Chúa Kitô Phục sinh? 
Tình yêu đã chiến thắng hận thù; ân sủng đã chiến thắng tội lỗi; lòng nhân từ đã diệt trừ cái ác, và sự sống là tiếng nói cuối cùng trên sự chết.
Xin cho trái tim của chúng ta rung nhịp với quyền năng và sự sống của Đức Chúa, Đấng bị đóng đinh và sống lại, đang đồng hành với chúng ta trên lộ trình Emmau riêng của mỗi chúng ta.
Nt. Anna Ngọc Diệp, OP
Dòng Đa Minh Thánh Tâm
Chuyển ngữ từ: simplycatholic.com

[1] Thánh Vịnh 88:
2    Lạy CHÚA là Thiên Chúa cứu độ con,
      trước Thánh Nhan, đêm ngày con kêu cứu.

3    Nguyện cho lời kinh vọng tới Ngài,
      xin lắng nghe tiếng lòng thổn thức.

4    Vì hồn con ngập tràn đau khổ,
      mạng sống con âm phủ gần kề,
5    thân kể như đã vào phần mộ,
      ví tựa người kiệt sức còn chi !

6   Con nằm đây giữa bao người chết,
     như các tử thi vùi trong mồ mả
     đã bị Chúa quên đi, và không được tay Ngài săn sóc.

7   Chúa hạ con xuống tận đáy huyệt sâu,
     giữa chốn tối tăm, giữa lòng vực thẳm.

8   Cơn giận Chúa đè nặng thân con
     như sóng cồn xô đẩy dập vùi.

9   Chúa làm cho bạn bè xa lánh
     và coi con như đồ ghê tởm.

     Con bị giam cầm không thể thoát ra,
10 mắt mờ đi vì quá nhiều đau khổ.

     Lạy CHÚA, suốt cả ngày con kêu lên Chúa
     và giơ tay hướng thẳng về Ngài.

11 Chúa đâu làm phép lạ cho người đã mạng vong,
     âm hồn đâu trỗi dậy ca tụng Chúa bao giờ ?

12 Trong mồ mả, ai nói về tình thương của Chúa ?
     Cõi âm ty, ai kể lại lòng thành tín của Ngài ?
13 Những kỳ công Chúa, nơi tối tăm ai rõ ?
     Đức công chính Ngài, chốn quên lãng ai hay ? 
14 Phần con đây, con kêu lên Ngài, lạy CHÚA,
     mới tinh sương đã chờ chực nguyện xin.

15 Lạy CHÚA, thân con đây, Chúa nỡ nào ruồng rẫy,
     ẩn mặt đi mà chẳng đoái hoài.

16 Từ thuở bé, con khổ đã nhiều và luôn ngắc ngoải,
     Chúa làm con kinh hãi, con hoá ra thẫn thờ.

17 Bao cơn thịnh nộ, Ngài đổ ngập thân con,
     bấy nỗi kinh hoàng khiến con rời rã.

18 Bủa vây con suốt ngày ngần ấy thứ,
     dồn dập tư bề như nước bao la.

     Cận thân Chúa khiến lìa xa,
     chung quanh bầu bạn chỉ là bóng đêm.


Nguồn: Giáo phận Xuân Lộc - giaophanxuanloc.net

× Thành công! Câu hỏi của cộng đoàn đã được gửi. Câu hỏi của quý vị sẽ được trả lời trong thời gian sớm nhất có thể. Xin cám ơn. Trân trọng.