CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI TRANG WEB TRUYỀN THÔNG GIÁO XỨ THÁNH TÂM      (website đang được phát triển - eMail: GXThanhTamHN@gmail.com) Kinh Truyền Tin 6/7: Thiên Chúa quảng đại gieo hạt giống và cần con người cộng tác gặt Trưa Chúa Nhật ngày 6/7, Đức Thánh Cha đã chủ sự buổi đọc Kinh Truyền Tin cuối tại Vatican trước khi đi nghỉ tại Castel Gandolfo. Trước khi đọc Kinh, ngài đã có một bài huấn dụ ngắn dựa trên đoạn Tin Mừng Chúa Nhật thứ 14 thường niên. Đọc tất cả   Philippines đưa ra dự luật hạn chế trẻ em sử dụng internet để bảo vệ các em Thượng nghị sĩ Philippines Panfilo Lacson đã đề xuất một dự luật nhằm hạn chế trẻ vị thành niên sử dụng mạng xã hội để bảo vệ các em khỏi các rủi ro trực tuyến như bắt nạt, quấy rối và dụ dỗ tình dục. Dự luật này yêu cầu cấm trẻ dưới 18 tuổi truy cập mạng xã hội và buộc các nền tảng phải xác minh độ tuổi người dùng. Đọc tất cả   Sau 40 năm áp dụng luật cho phá thai, hơn 3 triệu trẻ em Tây Ban Nha không có quyền sống Ngày 5/7/2025 đánh dấu kỷ niệm 40 năm luật phá thai đầu tiên ở Tây Ban Nha. Kể từ đó, hơn ba triệu người đã bị tước mất quyền sống, bất chấp những cuộc vận động và lời rao giảng của Giáo hội Công giáo. Đọc tất cả   Chủ tịch HĐGM Thái Bình Dương: Giáo hội ở đây gặp thử thách nhưng đầy niềm vui và vẻ đẹp Sau khi nhận dây Pallium do Đức Thánh Cha trao trong Thánh lễ ngày 29/6 vừa qua, Đức Tổng Giám mục Ryan Jimenez của giáo phận Agaña trên đảo Guam đã chia sẻ với Vatican News về cuộc gặp gần đây của ngài với Đức Thánh Cha Lêô XIV và những khó khăn và niềm vui trong cuộc sống ở Thái Bình Dương. Đọc tất cả   ĐHY Rolandas Makrickas - tân Giám quản Đền thờ Đức Bà Cả, kế nhiệm ĐHY Stanisław Ryłko Ngày 4/7/2025, Đức Hồng y người Ba Lan Stanisław Ryłko tròn 80 tuổi, đã kết thúc sứ vụ Giám quản Đền thờ Đức Bà Cả mà ngài đảm nhiệm từ năm 2016, và được kế nhiệm bởi Đức Hồng y Rolandas Makrickas, người Litva, nguyên là Phó Giám quản Đền thờ. Đọc tất cả   Đức Thánh Cha gặp các nữ tu Dòng Augustinô Tận hiến Phục vụ Chúa Giêsu và Mẹ Maria Sáng 5/7, Đức Thánh Cha Lêô XIV đã gặp gỡ các nữ tu Dòng Augustinô Tận Hiến Phục Vụ Chúa Giêsu và Mẹ Maria vào dịp kết thúc Tổng Tu nghị của Hội dòng. Trong buổi tiếp kiến, ngài khuyến khích các nữ tu kiên trì trong sứ vụ giáo dục, trung tín trong thử thách và can đảm bước theo Chúa Kitô. Đọc tất cả   Đức Thánh Cha với các bạn trẻ và giáo viên hành hương từ Bắc Âu và Anh quốc: Hãy lắng nghe tiếng Chúa trong lòng mình Sáng thứ Bảy (5/7), Đức Thánh Cha Lêô XIV đã chào đón một nhóm hành hương gồm các bạn trẻ đến từ Đan Mạch và các giáo viên từ Ireland, Anh, xứ Wales và Scotland tại Vatican. Cuộc gặp gỡ diễn ra trong bối cảnh Năm Thánh để suy tư về nhân đức Hy vọng. Đọc tất cả   Năm Thánh - Năm Hồng Ân #30: Anh chị Hùng - Chín, Nottingham, Anh quốc Anh chị Hùng Chín chia sẻ về sức mạnh của đức tin giúp anh chị vượt qua những sóng gió trong cuộc sống, đặc biệt là lời nói "tạ ơn Chúa" khi bị cháy nhà. Đọc tất cả   Đức cha Giuse Châu Ngọc Tri được bổ nhiệm làm thành viên Bộ Đối thoại liên tôn Ngày 3/7, Đức Thánh Cha Lêô XIV đã bổ nhiệm Đức cha Giuse Châu Ngọc Tri, Giám mục Giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng, cùng với 4 Hồng y và 17 Tổng Giám mục và Giám mục khác, làm thành viên của Bộ Đối thoại Liên tôn (Dicastero per il Dialogo Interreligioso). Đây là cơ quan của Tòa Thánh phụ trách thúc đẩy sự hiểu biết, hợp tác và tôn trọng giữa Giáo hội Công giáo và các tôn giáo ngoài Kitô giáo. Đọc tất cả   Cứ tám gia đình Ucraina thì có một gia đình buộc phải di tản để tìm kiếm sự an toàn Báo cáo về tình hình các gia đình trong chiến tranh ở Ucraina được trình lên Thánh Hội đồng Giám mục của Giáo hội Công giáo Đông phương Ucraina diễn ra tại Roma cho biết, tính đến tháng 4/2025, hơn 6,9 triệu người Ucraina phải di tản do Nga xâm lược nước này. Điều này có nghĩa là cứ tám gia đình Ucraina thì có một gia đình buộc phải rời bỏ quê hương để tìm kiếm sự an toàn. Đọc tất cả  

Giáo Phận Xuân Lộc

Bộ Truyền thông: 9 cách để mạng xã hội trở nên hữu hiệu hơn

08/06/2023 - 54

(Hình: Irmhild B I Shutterstock I Montage Canva)

BỘ TRUYỀN THÔNG:
9 CÁCH ĐỂ
 MẠNG XÃ HỘI TRỞ NÊN HỮU HIỆU HƠN

Mathilde De Robien

WHĐ (04.06.2023) – “Hướng tới sự hiện diện trọn vẹn: Một suy tư mục vụ về s tương tác với mạng xã hội” là chủ đề của tài liệu do Bộ Truyền thông công bố hôm 29.05.2023 nhằm đưa ra một suy tư về việc Kitô hữu sử dụng mạng xã hội với hình mẫu là Người Samari nhân hậu trong Tin Mừng.

Người Samari nhân hậu – một người tốt lành đã chạnh lòng thương” khi nhìn thấy một người kia bị bọn cướp bỏ mặc nửa sống nửa chết dọc đường, sau khi bị thầy Tư tế và thầy Lêvi bỏ qua (Lc 1025-37) — có thể ảnh hưởng cách tích cực đến hành vi của chúng ta trên mạng xã hội. Mặc dù chúng ta không còn nói về con đường đến Jericho nữa mà nói về “xa lộ kỹ thuật số” như Facebook, TikTok và Instagram, nhưng thách đố trong việc tiếp cận với người thân cận của chúng ta thì vẫn không thay đổi.

“Câu chuyện dụ ngôn này có thể truyền cảm hứng cho các mối tương quan trên mạng xã hội vì nó minh họa khả năng xảy ra một cuộc gặp gỡ có ý nghĩa sâu sắc giữa hai người hoàn toàn xa lạ” gợi hứng cho bản văn được ký bởi ông Paolo Ruffini, Tổng trưởngvà Đức ông Lucio A. Ruiz, Tổng Thư ký của Bộ truyền thông.

Tài liệu dài 20 trang mời chúng ta suy tư làm thế nào để sống trong thế giới kỹ thuật số như là ‘những người thân cận yêu thương’, những người thực sự hiện diện và quan tâm đến nhau”.

Được phát hành bằng 5 ngôn ngữ, Bản văn hướng đến tất cả những ai dùng Internet.

Tất cả chúng ta cần suy xét “ảnh hưởng” của mình một cách nghiêm túc. Không chỉ có những người có ảnh hưởng vĩ mô với lượng khán giả lớn mà còn có những người có ảnh hưởng vi mô. Mỗi Kitô hữu là một người có ảnh hưởng vi mô.”

Kết quả là một thái độ Kitô, giống như thái độ của Người Samari nhân hậu, mà mọi người có thể áp dụng khi đăng, thích hoặc bình luận về một bài đăng trên mạng xã hội.

1. TỰ VẤN XEM NGƯỜI THÂN CẬN CỦA BẠN LÀ AI TRÊN MẠNG XÃ HỘI

Giống như dụ ngôn người Samari nhân hậu mời gọi chúng ta trả lời câu hỏi: “Ai là người thân cận của tôi?”, tài liệu thúc giục chúng ta tự vấn xem ai là người thân cận của chúng ta trên mạng xã hội.

Dọc theo 'xa lộ kỹ thuật số', nhiều người bị tổn thương bởi sự chia rẽ và thù hận. Chúng ta không thể làm ngơ. Chúng ta không thể chỉ là những người qua đường lặng lẽ.

Nhận ra “người thân cận” kỹ thuật số có nghĩa là “nhận ra rằng cuộc sống của mỗi người đều liên quan đến chúng ta”. Điều này còn đi xa hơn việc lướt qua một nguồn cung cấp tin tức hoặc thích một bức ảnh, vốn không cho phép chúng ta “tiếp cận trực tiếp với nỗi đau, nỗi sợ hãi và niềm vui của người khác cũng như sự phức tạp trong trải nghiệm cá nhân của họ”.

Tài liệu kết luận:

Trở thành người thân cận trên mạng xã hộicó nghĩa là hiện diện trong câu chuyện của người khác, đặc biệt là của những người đang đau khổ”.

2THẬN TRỌNG VỚI SỰ CÔ LẬP VÀ THỜ Ơ

(HìnhDean Drobot | Shutterstock)

Những thuật toán mạng xã hội có khả năng kết nối người dùng theo các đặc tính, thị hiếu, sở thích cụ thể của họ… Nhược điểm là chúng tạo ra cộng đồng gồm những người giống nhau, ngăn cản người ta “thực sự gặp gỡ ‘người khác’, những người khác với mình”.

Nguy cơ là những nhóm như vậy có thể dẫn đến sự thờ ơ với người khác, giống như sự thờ ơ của thầy Tư tế và thầy Lêvi trong dụ ngôn. Nhưng “rút lui vào sự cô lập của quyền lợi riêng của mình không thể là cách để khôi phục lại niềm hy vọng. Trái lại, con đường phía trước là vun trồng một “nền văn hóa gặp gỡ”, vốn thúc đẩy tình bằng hữu và hòa bình giữa những con người khác nhau”.

Có một đòi hỏi cấp thiết là phải hình dung ra một cách thế khác trong việc sử dụng mạng xã hội, đó là vượt ra khỏi những giới hạn của chính mình, bước ra khỏi nhóm của những người “giống nhau” để gặp gỡ những người khác".

3LẮNG NGHE VÀ CHẠNH LÒNG THƯƠNG

Lắng nghe là bước đầu tiên để tiếp cận với người khác.

Giao tiếp hữu hiệu bắt đầu bằng việc lắng nghe và nhận ra rằng có một người khác đang ở trước mặt tôi. Lắng nghe và nhận thức nhằm thúc đẩy sự gặp gỡ và vượt qua những trở ngại hiện có, kể cả trở ngại của sự thờ ơ. Lắng nghe theo cách này là một bước thiết yếu trong việc tương tác với người khác”.

Tuy nhiên, không có cuộc đối thoại nào giữa người bị thương và người Samari nhân hậu. Do đóvấn đề là lắng nghe bằng “đôi tai của trái tim”, nghĩa là mở lòng ra với người khác bằng cả con người mình. Chính sự cởi mở của con tim như thế làm cho sự gần gũi trở nên khả thi.

Người Samari nhân hậu không xem người đàn ông bị cướp đánh như một “người khác”, nhưng như một người cần được giúp đỡ.

Ông thấy chạnh lòng thương, đặt mình vào hoàn cảnh của người khác; và đã hy sinh bản thân, thời gian và nguồn lực của mình để lắng nghe và đồng hành với người mà ông gặp.

Đây là thái độ mà tấm gương của Người Samari Nhân hậu mời gọi tất cả những ai dùng Internet. Ông mời gọi chúng ta đi bước trước và nhìn thấy giá trị và phẩm giá nơi mọi người.

4. THAM GIA VÀO CÁC CỘNG ĐỒNG THÚC ĐẨY “SỰ GẦN GŨI KỸ THUẬT SỐ”

Người Samari nhân hậu, quan tâm và cởi mở để gặp gỡ người bị thương, động lòng trắc ẩn để hành động và chăm sóc họ. Ông sơ cứu vết thương cho nạn nhân rồi đưa vào nhà trọ để đảm bảo việc tiếp tục chăm sóc.

Tương tự như vậy, ước muốn làm cho mạng xã hội thành một không gian thân thuộc và nhân văn hơn của chúng ta phải được chuyển thành thái độ cụ thể và hành vi sáng tạo.

Chia sẻ ý tưởng là cần thiết, nhưng chỉ có ý tưởng mà thôi thì không hiệu quả; ý tưởng cần trở nên “thiết thân”. Người Samari

không giới hạn mình trong cảm giác thương hạicũng không dừng lại ở việc băng bó vết thương cho một người xa lạ. Nhưng đi xa hơn, ông đưa người bị thương đến một quán trọ và sắp xếp để tiếp tục chăm sóc anh ta.

Làm sao để chúng ta thể hiện điều này trong bối cảnh kỹ thuật số? Tài liệu đưa ra ví dụ về “các cộng đồng chăm sóc” cùng nhau hỗ trợ người khác trong trường hợp ốm đau hoặc mất người thân, hoặc các cộng đồng giúp đỡ ai đó gặp khó khăn về tài chính hoặc cung cấp hỗ trợ xã hội và tâm lý.

5ĐIỀU TIẾT THỜI GIAN NGẮT KẾT NỐI

Tài liệu nhấn mạnh đến sự cần thiết phải dành thời gian thinh lặng, tránh xa điện thoại, để ưu tiên cho các mối tương quan với những người thân yêu và phát triển đời sống nội tâm.

Không có sự thinh lặng và không gian để suy tư một cách chậm rãi, sâu sắc và có chủ đích, chúng ta có nguy cơ mất đi không chỉ khả năng nhận thức mà còn cả chiều sâu của những tương tác của chúng ta, với người khác và với Thiên Chúa”.

Sự thinh lặng trong trường hợp này có thể được so sánh với việc ‘cai nghiện kỹ thuật số’, không chỉ đơn giản là kiêng khem, mà là một cách thức để tương tác sâu xa hơn với Thiên Chúa và với người khác”.

6. TRUYỀN ĐẠT SỰ THẬT

Bộ mời gọi chúng ta thận trọng trên các mạng xã hội và dành thời gian để phân định tin giả.

Để truyền đạt sự thật, trước tiên chúng ta phải đảm bảo rằng mình đang truyền tải thông tin trung thực; không chỉ trong việc tạo nội dung mà còn trong việc chia sẻ nội dung. Chúng ta phải chắc chắn rằng chúng ta là một nguồn đáng tin.

Hơn nữa, tài liệu nhấn mạnh tầm quan trọng của nội dung tích cực, và chất lượng.

“Để truyền đạt điều tốt đẹp, chúng ta cần nội dung chất lượng, thông tin hướng đến sự hữu ích chứ không phải gây hại; thúc đẩy hành động tích cực, chứ không lãng phí thời gian vào những cuộc thảo luận vô bổ.

7. KỂ CHUYỆN THAY VÌ TRANH LUẬN

Đối với Bộ, một câu chuyện thì tốt hơn là một cuộc tranh luận dài dòng. Giống như Chúa Giêsu, Đấng đã kể những câu chuyện dụ ngôn, kể chuyện cho phép chúng ta phản hồi một cách trọn vẹn và tích cực.

Các câu chuyện “cung cấp ngữ cảnh giao tiếp hoàn chỉnh hơn so với các bài đăng hoặc tweet bị cắt ngắn. […] ‘Hiện thân hơn là một cuộc tranh luận thuần túy và phức tạp hơn những phản ứng hời hợt và cảm tính thường gặp trên các nền tảng kỹ thuật số, những câu chuyện giúp khôi phục các mối tương quan giữa con người với nhau bằng cách cung cấp cho mọi người cơ hội kể những câu chuyện của chính họ hoặc chia sẻ những câu chuyện đã biến đổi họ.

8PHẢN ÁNH CHỨ KHÔNG PHẢN KHÁNG

(HìnhGaudiLab | Shutterstock)

Bộ cảnh báo về việc đưa ra nội dung “có thể gây hiểu lầm, làm trầm trọng thêm sự chia rẽ, kích động xung đột và khoét sâu định kiến”. Ngoài việc thận trọng một cách đúng đắn trước khi đăng nội dung, chúng ta cũng nên áp dụng phong cách Kitô trên mạng xã hội. “Phong cách Kitô cần là phản ánh chứ không phản kháng trên mạng xã hội”.

Kitô hữu chúng ta nên được biết đến là người sẵn sàng lắng nghe, phân định trước khi hành động, đối xử tôn trọng với mọi người, trả lời bằng một câu hỏi thay vì phán xét, giữ im lặng thay vì khuấy động cuộc tranh cãi và mau nghe, đừng vội nói, và khoan giận’” (Gc 119). Đây là một lộ trình đích thực.

9LÀM CHỨNG CHO NIỀM VUI CHÚA BAN TẶNG CHO CHÚNG TA

Chúng ta không hiện diện trên mạng xã hội để ‘bán sản phẩm’. Chúng ta không quảng cáo, nhưng thông truyền sự sống, một sự sống được ban tặng cho chúng ta trong Đức Kitô.

Cho nên, mọi Kitô hữu đều được mời gọi để làm chứng, và tham gia mạng xã hội là một cách thức để trở thành môn đệ thừa sai trực tuyến. Đức tin trước hết có nghĩa là làm chứng cho niềm vui mà Chúa ban cho chúng ta.

Theo nghĩa này, người có tầm ảnh hưởng đầu tiên là Đức Trinh Nữ Maria.

Việc sẵn sàng trả lời cho bất cứ ai chất vấn về niềm hy vọng của chúng ta và làm điều đó cách hiền hòa và với sự kính trọng” (1 Pr 315) là một dấu chỉ của lòng biết ơn. Đó là phản ứng của một ngườinhờ lòng biết ơn, trở nên ngoan nguỳ với Thần Khí và do đó được tự do. Đây là trường hợp của Đức Maria, người không hề muốn hoặc cố gắng nhưng lại đã trở thành người phụ nữ có tầm ảnh hưởng nhất trong lịch sử.

Niềm vui được chia sẻ này có thể khơi dậy sự tò mò hoặc thắc mắc nơi người khác. Đó là tất cả những gì Chúa đòi hỏi ở chúng ta.

Theo logic của Phúc âm, tất cả những gì chúng ta phải làm là khơi lên một câu hỏi để đánh thức cuộc tìm kiếm. Phần còn lại là công trình ẩn giấu của Thiên Chúa”.

Nt. Anna Ngọc Diệp, OP
Dòng Đa Minh Thánh Tâm
Chuyển ngữ từ: aleteia.org (03.06.2023)

(Cập nhật lúc 16h00 ngày 06.06.2023)



Nguồn: Giáo phận Xuân Lộc - giaophanxuanloc.net

× Thành công! Câu hỏi của cộng đoàn đã được gửi. Câu hỏi của quý vị sẽ được trả lời trong thời gian sớm nhất có thể. Xin cám ơn. Trân trọng.