CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI TRANG WEB TRUYỀN THÔNG GIÁO XỨ THÁNH TÂM      (website đang được phát triển - eMail: GXThanhTamHN@gmail.com) ĐTC Lêô kêu gọi hành động cho việc Chăm sóc thụ tạo Ngày 2/7, hướng đến Ngày Thế giới Cầu nguyện cho việc Chăm sóc Thụ tạo lần thứ 10 sẽ được cử hành vào ngày 1/9, Đức Thánh Cha Lêô XIV đã công bố sứ điệp với chủ đề “Hạt giống của Hòa bình và Hy vọng”, gợi lại hình ảnh Kinh Thánh về hạt giống được gieo vào lòng đất để sinh hoa kết trái, như chính Chúa Kitô là hạt giống đem lại sự sống cho trần gian. Đọc tất cả   Lời kêu gọi của Giáo hội Nam bán cầu về công bằng khí hậu và hoán cải sinh thái Trong văn kiện “Lời kêu gọi công bằng khí hậu và Ngôi nhà chung: hoán cải về sinh thái, chuyển đổi và chống lại các giải pháp sai lầm”, các Giám mục ở Nam bán cầu kêu gọi công bằng, công lý, bảo vệ” để bảo vệ các nhóm dân bản địa, hệ sinh thái, cộng đồng nghèo đói, những người dễ bị tổn thương; cổ võ hoán cải sinh thái thực sự và thay đổi các mô hình của nền kinh tế ngày nay, phê bình mạnh mẽ chủ nghĩa tư bản “xanh” và các cách tiếp cận kỹ trị. Đọc tất cả   Các Giám mục Peru mời Đức Thánh Cha Lêô viếng thăm nước này Theo một thông báo của Hội đồng Giám mục Peru, phái đoàn các Giám mục, trong đó có Đức Cha Carlos García Camader, Giám mục giáo phận Lurín, Chủ tịch Hội đồng Giám mục, đã yết kiến Đức Thánh Cha Lêô XIV hôm 30/6/2025 và chính thức mời ngài viếng thăm Peru với lời bảo đảm rằng sự hiện diện của ngài sẽ canh tân niềm hy vọng của người dân Peru. Đọc tất cả   Đức Hồng y Dri, vị giải tội được Đức Phanxicô xem là gương mẫu về lòng thương xót, qua đời Đức Hồng y Luis Pascual Dri, quen được gọi là Cha Dri, một tu sĩ người Argentina thuộc dòng Capuchino, người được Đức Giáo hoàng Phanxicô xem như mẫu gương trong tòa giải tội khi giải tội nhiều giờ và luôn tha thứ theo gương Chúa Giêsu, đã qua đời ngày 30/6 tại Buenos Aires, hưởng thọ 98 tuổi. Đọc tất cả   Tài liệu đồng hành với giai đoạn thực hiện của Thượng Hội đồng về hiệp hành sẽ được công bố ngày 7/7 Vào ngày 7/7/2025, tài liệu được soạn thảo để đồng hành với giai đoạn thực hiện của tiến trình hiệp hành sẽ được công bố trên trang web của Ủy ban Thư ký Thượng Hội đồng (www.synod.va). Tài liệu đã được thông qua bởi Hội đồng thường trực của Thượng Hội đồng lần thứ 16 diễn ra trong hai ngày 26 và 27/6/2025. Đọc tất cả   Gặp gỡ các Giám mục Ucraina, ĐTC Lêô XIV cầu nguyện cho hòa bình trở lại với Ucraina Gặp gỡ các Giám mục thành viên của Giáo hội Công giáo Đông phương Ucraina vào sáng thứ Tư ngày 2/7/2025, Đức Thánh Cha nhìn nhận rằng trong bối cảnh lịch sử hiện tại, khó nói về hy vọng cho những người Ucraina, nhưng nhiều chứng từ về đức tin và hy vọng của người Ucraina cho thấy sức mạnh của Thiên Chúa giữa đống đổ nát của hủy diệt. Ngài cầu cho hòa bình trở lại trên Ucraina. Đọc tất cả   Đức Thánh Cha gởi sứ điệp đến hội nghị FAO: “Đã đến lúc hành động, không chỉ là khẩu hiệu” Nhân dịp Tổ chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc (FAO) kỷ niệm 80 năm thành lập và đang nhóm Hội nghị lần thứ 44, Đức Thánh Cha Lêô XIV đã gửi một sứ điệp kêu gọi hành động khẩn thiết để chấm dứt nạn đói, bảo vệ người nghèo và thúc đẩy hòa bình toàn cầu. Đọc tất cả   Cha sở giáo xứ Công giáo ở Gaza: Sự im lặng của quốc tế giết chết hy vọng Phát biểu với hãng tin SIR của Hội đồng Giám mục Ý, Cha Gabriel Romanelli, cha sở giáo xứ Công giáo Thánh Gia, giáo xứ duy nhất ở Dải Gaza, nói rằng “Không chỉ có vũ khí giết người ở Gaza, mà sự im lặng của quốc tế hiện cũng đang đè nặng lên Dải Gaza”. Ngài kêu gọi quốc tế lên tiếng về cuộc chiến và không được quen với tình trạng đang xảy ra ở Gaza. Đọc tất cả   Các nhà thờ ở Syria cử hành lại phụng vụ trong bối cảnh an ninh thắt chặt Một tuần sau khi Nhà thờ Mar Elias ở Damascus, Syria, bị tấn công, vào Chúa Nhật ngày 29/6/2025, các nhà thờ đã cử hành lại phụng vụ, dù số người tham dự ít hơn đáng kể do bầu không khí sợ hãi và lo lắng bao trùm. Đọc tất cả   ĐHY Parolin mời gọi các Giám mục Nhật Bản làm chứng tá cho sự hiệp nhất và phổ quát của Giáo hội Đồng tế Thánh lễ với các giám mục Nhật Bản tại Nhà thờ chính tòa Đức Maria ở Osaka, Đức Hồng y Pietro Parolin nói rằng “khi mà mọi khía cạnh của cuộc sống — văn hóa, sắc tộc, lợi ích kinh tế, chính trị, địa vị xã hội — dường như là nguồn gốc của sự chia rẽ, thì sự hiệp nhất của chúng ta chính là lời chứng lớn nhất và chân thực nhất mà các môn đệ của Chúa Kitô có thể mang đến cho thế giới”. Đọc tất cả  

Giáo Phận Xuân Lộc

34 linh mục kể chuyện đời mình - Linh Mục Walter J. Burghardt, S.J.

02/04/2022 - 59
Linh mục
Williams Trienekens

Calgary, tỉnh Alberta, Canada

     Cha Bill Trienekens sinh tại Hoà-Lan năm 1932, và chịu chức linh mục năm 1961 cho Giáo Phận Calgary nước Canada. Ngài là cha sở xứ Thánh Lu-ca ở Calgary, tỉnh Alberta, Canada.
     Thời thơ ấu ở Hoà-Lan, cha Trienekens và gia đình ngài đã trải qua những điều mà những người lớn lên ở Hoa-Kỳ không cảm nghiệm được –một nước bị người ngoại quốc chiếm đóng. Đức Quốc Xã đã xâm chiếm đất nước của ngài. Việc làm, thức ăn và trường học đều thiếu thốn. Sau một thời gian dài vật lộn để giúp đỡ gia đình tiếp theo cái chết của thân phụ và gắng sức hơn nữa để có được nền học vấn căn bản, chàng trai Trienekens di cư sang Canada và theo học làm linh mục.
     Mặc dầu những thử thách đầu đời đã tạo nên một con người trưởng thành nơi cha Trienekens, song ngài vẫn khiêm nhường cho rằng có được sự trưởng thành đó là nhờ chức linh
mục mà ngài yêu quí.


     Tôi sinh ra trong một ngôi làng nhỏ chuyên về nông nghiệp ở Hòa-Lan. Lúc Thế Chiến thứ II gần kết thúc, cha tôi qua đời khi tôi mới 13 tuổi. Sau khi cha tôi mất, chúng tôi rời đến một trang trại nhỏ ở ngoại ô, và lối sống của chúng tôi thay đổi khá nhiều. Chúng tôi sống gần một phi trường quân sự bị lính Đức chiếm đóng. Họ chiếm cứ hết các trường học. Trong thời gian chiến tranh chúng tôi được học rất ít. Khi họa hoằn được người Đức cho phép đến lớp, thì chúng tôi phải học trong những hội quán công cộng tại địa phương, trong xưởng mộc, hay nhà kho. Một vài thầy giáo làm nghề dưới hầm mỏ, nên có những ngày các thầy không đến lớp dạy được. Kết quả là, khi chiến tranh kết thúc, vài người chúng tôi chỉ biết đọc, biết viết sơ sơ.
     Sau chiến tranh tôi vào học nội trú một năm. Vừa đến nơi, tôi khám phá ra mình đần quá sức, kém xa các học sinh khác. Song có một người đàn ông rất tốt đã cho tôi núp bóng và đã giúp tôi học văn và toán. Sau đó tôi ra ngoài học, tiếp theo là bốn năm văn phạm và trung học, là nơi mà cuối cùng tôi đã bắt đầu thành công trong việc học vấn. 
     Tôi đã ấp ủ ý tưởng làm linh mục từ những năm thơ ấu. Nhìn lại, tôi nhận ra rằng cha mẹ tôi đã có công rất nhiều với ơn gọi của tôi, vì các ngài yêu mến Giáo Hội và chức linh mục. Cha sở giáo xứ chúng tôi cũng gây một âm hưởng. Ngài là một người tốt, đạo đức, có tinh thần cầu nguyện, tích cực và tấm lòng mẫn cảm. Ngài không chỉ ảnh hưởng trên tôi, mà còn trên một số người trẻ cả nam lẫn nữ bước vào đời sống linh mục hay tu dòng. Vóc dáng nhỏ nhắn như cái làng của tôi, song ngài đã có cái nhìn bao quát vào thế giới, đầu tư phần lớn số lương của ngài vào việc giáo dục thanh thiếu niên, đặc biệt những em muốn vào chủng viện. Ngài giúp đỡ người ta cả tinh thần lẫn vật chất. Ngài hướng dẫn chúng tôi đi theo ơn gọi, không phải ngồi chờ mọi chuyện xảy ra, mà phải có những quyết định khiến cho mọi việc xảy ra. Khi Ngài qua đời, người ta từ khắp nơi trên thế giới đến dự lễ an táng của ngài.
     Được khích lệ trong bối cảnh này, tôi quyết định vào nhà tập. Đây là nơi lạc hậu nhất mà tôi từng được thấy, và tôi chỉ ở được có hai tháng. Vào thời điểm này cha tôi qua đời, người để lại một gia đình đông đúc, em nhỏ nhất mới có ba tháng, và lợi tức thì rất ít. Hai chị lớn của tôi, một anh trai và tôi thay phiên nhau làm việc để nâng đỡ gia đình, trong khi các em khác tiếp tục đi học. Lúc 22 tuổi, tôi đi lại khá đều đặn với một cô bạn gái, song tôi cố trì hoãn cái ý tưởng làm đám cưới, vì còn phải làm để giúp đỡ gia đình đã. Ba em trai nhỏ coi tôi như là người cha, đi đâu cũng theo. Sau cùng cô bạn gái nói với tôi:
“Tốt hơn anh nên quyết định xem anh muốn làm chồng em hay tiếp tục làm cha của các em trai em gái của anh.”
     Trong khi đầu óc tôi mang hai áp lực đó, một áp lực thứ ba xảy đến: niềm ao ước học làm linh mục. Cha sở bảo tôi: “Nếu con thực sự muốn làm linh mục, con đừng cắm dùi ở đây. Bao lâu con còn cầm chân nơi làng quê này, con vẫn còn bị yêu cầu làm người cha của gia đình con.” Vì thế tôi di cư sang Canada và học sáu năm ở chủng viện Thánh Giu-se tại Edmonton.
***
     Quan niệm về vai trò linh mục quản xứ của tôi là trước tiên tôi phải là người của hiệp nhất, là người đem người ta đến với nhau và giữ họ lại với nhau. Tôi phải cẩn thận để không bao giờ gây ra những mối bất hòa; đúng hơn, tôi là người giải quyết những bất đồng xảy ra không tránh được bất cứ ở nơi đâu có những nhóm người mang các mục tiêu khác nhau. Tôi cần phải giữ họ ngồi với nhau, để mỗi khi họ đến cử hành tiệc Thánh Thể, họ chỉ là một nhóm, cùng một trí, đồng một lòng. Khi tôi thấy thế giới của linh mục ngày nay khác xa với thời tôi còn nhỏ, tôi có thể sẽ nghĩ là vai trò của linh mục đã thay đổi. Song nó thực ra không đổi. Vị cha sở đáng kính ở làng quê tôi và tôi chia sẻ với nhau cùng một vai trò; chúng tôi là những người hiệp nhất các giáo dân trong xứ.
     Dường như mỗi linh mục đều có một mục vụ tông đồ đặc biệt thích hợp với tài năng riêng của mình. Tôi thích làm việc ở một giáo xứ trong thành phố. Tôi thích làm việc với người trẻ và tôi thích thú trong việc giảng dạy.
     Tôi đã thành công trong việc đem các nhóm lại với nhau. Thanh niên và các gia đình trẻ đã quá quen với điều mà xã hội bảo họ phải làm, cái gì nên mua, cái gì nên tạo mãi, đến nỗi những mối tương giao không được lưu tâm đủ. Mối giây ràng buộc vợ chồng lỏng lẻo; nó không tiến triển đúng cách. Quá nhiều học sinh trung học xuất thân từ những gia đình đổ vỡ. Có nhiều em lang thang. Bởi vậy sự dấn thân và lưu tâm của chúng ta cần tập trung vào người trẻ. Nếu chúng ta có người trẻ, chúng ta sẽ có tương lai.
     Giảng dạy là cơ hội tuyệt vời để liên kết người ta lại. Trong giáo xứ tôi có 2.400 gia đình; chừng 3.000 thành viên đến dự lễ cuối tuần. Còn ai khác có được cái tai nghe của 3.000 người thường xuyên như thế? Khi tôi nói với họ, tốt nhất tôi phải nói điều đáng nói. Những giờ phút hiếm hoi đó sẽ là những khoảnh khắc cao điểm của cả một tuần lễ của tôi. Sẽ chẳng có lúc nào khác để tôi có thể ảnh hưởng trên con số đông như vậy với chỉ một vài lời.
     Song là nhà giảng thuyết, tôi phải có lòng thương cảm và hiểu biết những vấn đề mà giáo dân tôi phải đương đầu. Vừa rồi một bạn trẻ đến thăm tôi. Vị mục tử của anh đã giảng một bài nẩy lửa chống lại việc ly dị. Người bạn trẻ nói với tôi:
“Con đã lập gia đình được bảy năm và có ba đứa con. Vợ con bị bệnh tâm thần. Cô ta ra đi đem cả các con theo. Con cần một chút hy vọng để có thể giải quyết được vấn đề của mình bằng cách nào đó. Thế mà con chỉ được nghe toàn những mạt sát về ly dị, không có một chút cảm thông hay hiểu biết gì về hoàn cảnh của con cả.”
     Những người có vấn đề trong hôn nhân hay có khó khăn về việc làm hoặc sức khoẻ rất cần một người nào đó đem hy vọng lại cho họ. Khi chúng ta có hy vọng, chúng ta sẽ có bình an.
***
     Chẳng còn gì có vẻ vững bền nữa cả trong xã hội của chúng ta. Đặc biệt là khó khăn cho các bạn trẻ của chúng ta để cố gắng cam kết vĩnh viễn. Khi chúng ta đảm nhận một nhiệm vụ, chúng ta cần thiết phải gạt qua một bên một số việc để chỉ nhắm vào một đích điểm. Song ngày nay chúng ta lại muốn xía ngón tay vào mọi thứ chuyện. Chúng ta muốn mọi cái tốt, mọi cái dễ chịu, và xã hội ngày nay không khuyến khích chúng ta bỏ đi một thứ gì cả. Cái kiểu môi trường đó chẳng gợi hứng được cho một người nào cam kết suốt đời với sứ vụ linh mục. Khi một người nam quyết định cưới một người nữ, thì có cả 10.000 người nữ khác mà chàng không cưới. Như vậy khi chúng ta quyết định làm bất cứ một điều gì, thì chúng ta phải gạt qua một bên vô số những hành vi khả thi khác. Khi tôi nói tôi sẽ sống đời độc thân, có nghĩa là tôi phải bỏ qua một bên nhiều thứ, dĩ nhiên kể cả tình bạn riêng tư với một phụ nữ, cũng như những con cái từ đó mà ra. Bất cứ một sự cam kết nào cũng phải có phấn đấu. Tôi phải thường xuyên nhắc nhở bản thân tôi rằng tôi là một người độc thân, và rằng tôi muốn theo đuổi quyết tâm này trong suốt quãng đời còn lại của mình.
     Khi tôi chịu chức, tôi đã chấp nhận sự kiện đây là chuyện suốt đời, song sự phấn đấu vẫn luôn có đó. Có lẽ cứ phải phấn đấu lại là một điều tốt. Một sự cam kết mà dễ dàng thì chẳng còn phải là cam kết nữa. Niềm vui đến khi ở giữa những cơn gió lốc tư bề mà mình vẫn không nao núng. Cuối đời nhìn lại mà thấy mình phạm một lỗi lầm tệ hại nhất là rời bỏ sứ vụ linh mục thì sẽ buồn biết bao! Lúc ấy tôi sẽ tự nhủ:
“Bao nhiêu năm miệt mài học hành để cuối cùng được chịu chức, bây giờ tôi đã để trôi xuống cống rãnh hết cả.” Chúng ta rất thường hay quên rằng bất cứ lời cam kết nào cũng đòi phải hy sinh, một sự tận hiến trọn vẹn bản thân mình. Nó không phải là lời cam kết một lần. Chúng ta phải lập lại lời cam kết ấy mỗi buổi sáng.
     Đã có những lần tôi đã nghĩ tới việc thu xếp va-ly và ra đi. Hầu hết các bạn lớp tôi đã rũ áo bỏ về cả rồi. Một số người trong bọn họ có viết thư bảo họ không hạnh phúc. Thật là buồn khi thấy họ xoay trở không lối thoát. Một trong những khó khăn tôi thấy khi đem những linh mục đã lập gia đình trở lại phục vụ là: rất nhiều người trong số ra đi đã già rồi. Người trẻ của giáo xứ lại cần một linh mục trẻ trung hơn để họ có thể gần gũi.
***
     Niềm vui mà hằng ngày tôi cảm nghiệm được là biết rằng sự phục vụ tôi đang dâng hiến được người ta tri ân đón nhận. Thật tuyệt vời biết mấy khi nghe giáo dân nói: “Con rất sung sướng có cha ở đây,” hoặc “Con vui mừng thấy cha tĩnh tâm trở về.” Mới đây trong lúc tập dượt cho hôn lễ, một cô phù dâu xin được nói chuyện với tôi. Cô nói: “Con đã xưng tội với cha gần một năm rồi. Đời sống con trước đó rất bê bối và cha đã thực sự giúp con. Con đã làm đúng những gì cha chỉ bảo và chấp nhận những giá trị mà Chúa Ki-tô bày ra trước mặt chúng ta. Con đã đổi đời hoàn toàn và bây giờ con rất hạnh phúc. Hôm nay con đã thoát khỏi nghiện ngập và những thói xấu đã làm khổ con.” Một sự kiện nhỏ nhoi, nhưng đầy tưởng lệ.
     Tại sao tôi còn đứng vững được? Tôi tin rằng vì tôi có đức tin vững chắc vào Chúa. Hằng ngày tôi cảm ơn Chúa về đức tin đó. Một điều khác được củng cố mỗi ngày và dễ dàng giúp tôi đứng vững là tình thương mến dạt dào của giáo dân dành cho linh mục. Mối liên hệ mật thiết với dân xứ của tôi là một món quà vô giá. Linh mục đến với giáo xứ gần giống như một con tàu. Ngài dỡ hàng và dỡ hàng mãi qua đời sống phục vụ và giảng dạy. Song ngài cũng chất cái khác lên. Ngài nhận được rất nhiều thứ từ nơi giáo dân, và khi ngài rời bến cảng, con tàu của ngài lại chất đầy.

     Nếu không có linh mục, giáo dân sẽ đi đâu khi gặp khủng hoảng? Người ta rất thường hay trở lại với tôi sau một thời gian dài từ khi tôi khuyên nhủ họ và nói: “Con không biết điều gì sẽ xảy ra nếu trước đây con đã không nói chuyện với cha.” Một hay hai người như thế cũng đủ nặng ký hơn tất cả những hy sinh mà chúng tôi được kêu gọi để cống hiến. Chức linh mục có giá trị rất lớn lao trong xã hội, cho dù ngày nay chúng tôi vẫn nhận được những bêu xấu trên báo chí.
     Sứ vụ linh mục đã đưa đẩy tôi đi khắp nơi, song cũng đã giúp tôi nên người, và cũng đem lại cho tôi niềm vui. Linh mục bây giờ hoàn toàn khác lúc tôi còn là cậu bé. Không còn phải là tiếng gọi đầy mộng mơ của những năm xưa; mà là một ơn gọi thực tế hơn nhiều. Chúng tôi giống như các ngôn sứ thời Cựu Ước. Nhiều người trong số họ bị bách hại; nhiều người đã mất mạng sống. Chúng tôi là những dụng cụ Thiên Chúa dùng để đem sự thật đến cho dân chúng, một cách rõ ràng và thuyết phục bằng hết khả năng chúng tôi. Nếu có ai đang đi tìm một cuộc chơi dã ngoại, cứ để người ấy xách giỏ của mình và đi xuống giòng sông. Người ấy sẽ không tìm thấy điều đó trong sứ vụ linh mục. Song người ấy sẽ thấy rằng: linh mục là một đời sống tuyệt diệu, một cuộc sống chan chứa niềm vui. Người ấy cũng sẽ khám phá ra rằng mình có thể tạo một ảnh hưởng tốt cho hàng trăm, hàng ngàn người vậy.







 


Nguồn: Giáo phận Xuân Lộc - giaophanxuanloc.net

× Thành công! Câu hỏi của cộng đoàn đã được gửi. Câu hỏi của quý vị sẽ được trả lời trong thời gian sớm nhất có thể. Xin cám ơn. Trân trọng.