CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI TRANG WEB GIÁO XỨ THÁNH TÂM      (website đang được phát triển...., trang chính thức  http://www.gxthanhtamhonai.vn - eMail: GXThanhTamHN@gmail.com) Truyền hình trực tiếp Buổi Tiếp Kiến chung của Đức Thánh Cha - thứ Tư 23/10 Buổi tiếp kiến sẽ diễn ra tại Quảng trường Thánh Phêrô ngày 23/10/2024 Múi giờ: 8:50 giờ Roma ; 13:50 giờ Việt Nam. Đọc tất cả   Một Linh mục Mexico bị sát hại sau khi cử hành Thánh lễ Cha Marcelo Pérez, thuộc giáo phận San Cristóbal de las Casas, Mexico, đã bị sát hại hôm Chúa Nhật ngày 20/10. Những kẻ tấn công đã bắn cha vào cuối Thánh lễ, khi cha chuẩn bị rời đi để tiếp tục công việc mục vụ. Đọc tất cả   Kinh Thánh được dịch sang phương ngữ Franconia Dự án dịch Tân Ước sang phương ngữ Franconia, một tập hợp các ngôn ngữ ở vùng Tây Đức, đã được hoàn tất sau 4 năm. Đọc tất cả   Ủy ban Tòa Thánh sắp công bố phúc trình thường niên về phản ứng đối với nạn lạm dụng trẻ em Ủy ban Tòa Thánh về Bảo vệ Trẻ vị thành niên chuẩn bị công bố báo cáo hàng năm, đưa ra đánh giá về các chính sách và thủ tục được áp dụng trong Giáo hội và đưa ra các khuyến nghị để liên tục cải tiến việc bảo vệ trẻ em. Báo cáo này đã được thảo luận trong phiên họp toàn thể của Ủy ban tại Roma, từ ngày 7 ngày 11/10/2024. Đọc tất cả   Giám mục Hong Kong kêu gọi các tín hữu dấn thân hơn nữa trong việc bảo vệ môi trường Kết thúc Mùa Thụ tạo năm 2024, Đức cha Giuse Hạ Chí Thành, Giám mục phụ tá giáo phận Hong Kong kêu gọi các tín hữu gia tăng sự dấn thân thực tế và tinh thần đối với việc bảo vệ môi trường. Đọc tất cả   Các nhà truyền giáo kỹ thuật số Công giáo được mời gọi tiếp tục loan báo Tin Mừng trực tuyến Chiều Chúa nhật Truyền giáo, ngày 20/10, kết thúc sáng kiến Thượng hội đồng Kỹ thuật số, hàng ngàn nhà truyền giáo kỹ thuật số Công giáo đã có buổi gặp gỡ và cầu nguyện trực tuyến và trực tiếp quanh mộ Thánh Phêrô. Đọc tất cả   Đức Thánh Cha: Thể thao là bài ca cho cuộc sống Chúa nhật ngày 20/10, Đức Thánh Cha gửi sứ điệp đến tờ báo thể thao Ý “Corriere dello Sport-Stadio”, dịp kỷ niệm 100 năm ra đời. Ngài khen ngợi những cống hiến của tờ báo, và cho rằng thể thao là một bài ca cho cuộc sống. Đọc tất cả   Lễ phong thánh: Các thánh sáng tạo trong việc làm điều thiện Sáng Chúa Nhật ngày 20/10, Đức Thánh Cha đã dâng Thánh Lễ tại quảng trường thánh Phêrô với nghi thức phong thánh cho mười bốn chân phước: trong đó có 11 vị tử đạo ở Damasco: gồm có cha Manuel Ruiz López và bảy bạn tử đạo Dòng Phanxicô, ba vị tử đạo Francesco, Mooti e Raffaele Massabki; Cha Giuseppe Allamano, Đấng sáng lập các dòng Truyền giáo Consolata, Nữ tu Marie-Léonie Paradis, Đấng sáng lập dòng Tiểu Muội Thánh Gia, Mẹ Elena Guerra, Đấng sáng lập Dòng “Các nữ tu Thánh Zita”. Đọc tất cả   Nhân Ngày Thế giới truyền giáo lần thứ 98: 20/10/2024 Trong sứ điệp nhân Ngày Thế giới truyền giáo lần thứ 98, được cử hành vào Chúa Nhật ngày 20/10 này với chủ đề là "Anh em hãy đi và mời tất cả mọi người vào dự tiệc” (x. Mt 22,9), sau khi quảng diễn các khía cạnh tinh thần, Đức Thánh Cha còn đặc biệt kêu gọi các tín hữu hỗ trợ các Hội Giáo Hoàng truyền giáo như một phương thức cụ thể đóng góp vào công cuộc loan báo Tin Mừng. Các Hội này là gì, sứ mạng và hoạt động thế nào? Đọc tất cả   Nữ tu Ấn Độ mang ngọn đuốc hy vọng cho những người di cư ở Kerala Sơ Gracy Thombrakudyil đã biến việc phục vụ những người theo nhiều tôn giáo khác nhau di cư từ tiểu bang này sang tiểu bang khác thành sứ mạng của mình bằng cách hỗ trợ họ trong suốt hành trình từ tình trạng bị áp bức đến khi có thể tự quyết định cuộc sống. Tấm gương của sơ đã truyền cảm hứng cho nhiều tu sĩ, giáo dân và tổ chức phi chính phủ xem mục tiêu của người di cư là của chính họ. Đọc tất cả  

Lịch Phụng Vụ


Các ông thấy Đức Giê-su đi trên mặt Biển Hồ (30.4.2022 – Thứ Bảy Tuần 2 Phục Sinh)

  •  
  •  
  •  
  •  
  •  

Các ông thấy Đức Giê-su đi trên mặt Biển Hồ (30.4.2022 – Thứ Bảy Tuần 2 Phục Sinh)

Lời Chúa: Ga 6,16-21

Chiều đến, các môn đệ xuống bờ Biển Hồ, rồi xuống thuyền đi về phía Ca-phác-na-um bên kia Biển Hồ. Trời đã tối mà Đức Giê-su chưa đến với các ông. Biển động, vì gió thổi mạnh. Khi đã chèo được chừng năm hoặc sáu cây số, các ông thấy Đức Giê-su đi trên mặt Biển Hồ và đang tới gần thuyền. Các ông hoảng sợ. Nhưng Người bảo các ông : “Thầy đây mà, đừng sợ !” Các ông muốn rước Người lên thuyền, nhưng ngay lúc đó thuyền đã tới bờ, nơi các ông định đến.

 

Suy niệm:

Vào thời Đức Giêsu, người ta chờ Thiên Chúa sai đến một vị vua.
Vị Vua này chính là một Đấng Mêsia hùng mạnh, toàn thắng,
Đấng sẽ giải phóng dân khỏi ách nô lệ của người Rôma.
Sau khi Đức Giêsu cho dân chúng được ăn no nê một cách kỳ diệu,
họ nghĩ ngay Ngài chính là người họ mong đợi từ lâu.
Họ toan bắt Ngài để tôn làm vua,
làm người đứng lên lãnh đạo phong trào cách mạng (Ga 6, 15).
Nhưng Đức Giêsu đã chối từ sự mong mỏi của dân chúng.
Ngài trốn lên núi một mình.
Đức Giêsu biết mình không phải là một Mêsia đầy quyền lực,
để giải phóng dân Israel khỏi ách của người Rôma.
Nhưng Ngài sẽ là một Mêsia như người Tôi Trung đau khổ,
chịu chết ô nhục và sống lại để giải phóng nhân loại khỏi ách tội lỗi.

Dân chúng hẳn đã bị hụt hẫng khi thấy Đức Giêsu trốn đi.
Các môn đệ chắc đã tiếc ngẩn tiếc ngơ,
vì Thầy bỏ qua cơ hội ngàn năm một thuở để tỏ mình cho dân Israel,
và chính họ cũng mất đi một cơ hội để tiến thân.
Tin Mừng của thánh Gioan không nói cho ta biết tại sao sau đó
các môn đệ lại chèo thuyền qua Caphácnaum, ở bờ bên kia (c. 16).

Nhưng theo Tin Mừng Marcô, Đức Giêsu đã bắt buộc họ (Mc 6, 45).
Ngài rõ ràng không muốn họ dính dáng vào chuyện chính trị này.
 Bị Thầy bắt qua lại bờ bên kia khi chiều đã sụp tối,
trong khi dân chúng và Thầy còn ở bờ bên này,
điều ấy chẳng dễ chịu chút nào cho các môn đệ.
Họ muốn ở lại hưởng chút dư vị của thành công vang dội vừa rồi.
Dù sao các môn đệ đã biết vâng phục.
Chuyến đi qua biển hồ cũng không suôn sẻ gì.
Họ phải chiến đấu với trận cuồng phong bất ngờ gây biển động.
Con thuyền bé nhỏ lênh đênh giữa sóng gió gào thét.
Cả nhóm gặp nguy hiểm mà không có Thầy trong thuyền.
Họ đã cố chèo được chừng năm, sáu cây số.
Có thể họ tự hỏi: tại sao Thầy lại vội sai mình ra khơi giữa đêm đen?
Cuối cùng Thầy Giêsu cũng đến với họ như họ mong ước.

Nhưng Thầy không đến trên một chiếc thuyền như họ nghĩ.
Thầy đi trên mặt biển mà đến gần thuyền các ông (c. 19).
Cách đến của Thầy thật khác thường khiến họ hoảng sợ.
Có thể họ chưa nhận ra khuôn mặt của Thầy vì trời tối.
“Thầy đây mà, đừng sợ!”, Đức Giêsu vội vã trấn an.
Giáo Hội hôm nay cũng có kinh nghiệm như nhóm môn đệ ngày xưa,
vất vả một mình chống chọi với sóng gió, khi không có Thầy ở bên.
Nhưng khi Chúa đến, chúng ta lại hoảng sợ, không nhận ra Ngài.
Thật ra Chúa chẳng bỏ chúng ta, dù có lúc Ngài để chúng ta một mình.
Phải tập quen dần với những cách xuất hiện mới mẻ của Chúa
để nhận ra Ngài vẫn có mặt trong thế giới hôm nay.

Cầu nguyện:


Lạy Chúa,
xin ban cho chúng con ánh sáng đức tin
để nhận ra Chúa hôm nay và hằng ngày,
nơi khuôn mặt khốn khổ
của tất cả những người bị thử thách:
những kẻ đói, không chỉ vì thiếu của ăn,
nhưng vì thiếu Lời Chúa;
những kẻ khát, không chỉ vì thiếu nước,
nhưng còn vì thiếu bình an, sự thật, công bằng và tình thương;
những kẻ vô gia cư,
không chỉ tìm kiếm một mái nhà,
nhưng còn tìm một con tim hiểu biết, yêu thương;
những kẻ bệnh hoạn và hấp hối,
không chỉ trong thân xác,
nhưng còn trong tinh thần nữa,
bằng cách thực thi lời hy vọng này:
“Điều mà ngươi làm
cho người bé mọn nhất trong anh em
là làm cho chính Ta”. (Chân phước Têrêxa Calcutta)

 

Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.J.




× Thành công! Câu hỏi của cộng đoàn đã được gửi. Câu hỏi của quý vị sẽ được trả lời trong thời gian sớm nhất có thể. Xin cám ơn. Trân trọng.