CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI TRANG WEB TRUYỀN THÔNG GIÁO XỨ THÁNH TÂM      (website đang được phát triển - eMail: GXThanhTamHN@gmail.com) Đức Thánh Cha nói với các nữ tu Đaminh: truyền giáo bằng sự thánh thiện, chuẩn bị nghề nghiệp và vui tươi Sáng thứ Bảy ngày 4/1/2024, gặp gỡ các nữ tu tham dự tổng hội của các nữ tu Đaminh truyền giáo trong giáo dục, Đức Thánh Cha cám ơn công việc của họ đặc biệt trong lĩnh vực giới trẻ! Ngài khuyến khích họ hãy tiếp tục tiến bước với sự cởi mở và lòng can đảm, sẵn sàng đổi mới chính mình khi cần thiết, bằng đời sống thánh thiện, sự chuẩn bị và vui tươi niềm nở. Đọc tất cả   Đức Thánh Cha: Phương pháp giáo dục của Thiên Chúa là sự gần gũi Gặp gỡ một số hiệp hội thuộc lĩnh vực giáo dục vào sáng ngày 4/1/2024, Đức Thánh Cha nhắc nhở họ rằng “phương pháp giáo dục” của Thiên Chúa là sự gần gũi. "Như người thầy bước vào thế giới học trò, Thiên Chúa chọn sống giữa loài người để giảng dạy bằng ngôn ngữ sự sống và tình yêu". Đọc tất cả   Hơn 21.000 bạn trẻ Mỹ tham dự hội nghị tìm kiếm Chúa Giêsu vào đầu năm mới Hơn 21.000 người đã tham gia hội nghị dành cho thanh thiếu niên Công giáo lớn nhất trong năm tại Hoa Kỳ, được tổ chức tại hai địa điểm. SEEK25, do Hội sinh viên đại học Công giáo tổ chức, diễn ra từ ngày 1 đến ngày 5/1/2025 tại Salt Lake City và từ ngày 2 đến ngày 5/1/2025 tại thủ đô Washington. Đọc tất cả   Tổng thống Zambia cảm ơn Giáo hội hỗ trợ nỗ lực tái cơ cấu nợ của đất nước Ngày 31/12/2024, tiếp Đức Tổng Giám mục Gianluca Perici, Sứ thần Tòa Thánh tại Zambia, Tổng thống Zambia, Hakainde Hichilema, đặc biệt công nhận vai trò quan trọng của Giáo hội Công giáo trong việc hỗ trợ các nỗ lực tái cơ cấu nợ của Zambia, đồng thời lưu ý rằng những đóng góp của Giáo hội phù hợp với mục tiêu của Zambia trong việc giảm nợ và phục hồi kinh tế. Đọc tất cả   Ý cầu nguyện của Đức Thánh Cha trong tháng 1: Cầu cho quyền được giáo dục Trong video ý cầu nguyện của Đức Thánh Cha trong tháng 1/2025, Đức Thánh Cha bảo vệ "quyền được giáo dục" của các trẻ em và người trẻ, những người vì di dân hay di tản vì chiến tranh không có được quyền này. Ngài mời gọi cầu nguyện để quyền được giáo dục của họ được tôn trọng. Đọc tất cả   Đức Thánh Cha khuyến khích huynh đoàn của Hội Hiệp sĩ Malta gia tăng cầu nguyện và phục vụ Sáng ngày 3/1/2024, tiếp Tổng huynh đoàn Thánh Gioan Tẩy Giả và Gioan Thánh Sử của Hội Hiệp sĩ Malta ở Catanzaro, Đức Thánh Cha nhắc nhở họ về mối liên hệ rất chặt chẽ giữa việc chầu Thánh Thể và phục vụ: phục vụ người nghèo, người đau khổ là phục vụ Chúa. Đọc tất cả   Đức Thánh Cha: Điểm đến của người hành hương là gặp Chúa Giêsu Gặp gỡ các thiếu niên và thanh niên của Liên minh người mù và người khiếm thị của Ý vào sáng thứ Sáu ngày 3/1/2025, Đức Thánh Cha nhắc rằng điểm đến của người hành hương là gặp Chúa Giêsu, để biết Người một cách cá nhân, lắng nghe Lời Người. Đọc tất cả   Giáo hội Úc mời gọi người Công giáo sử dụng mạng xã hội để chia sẻ Chúa Kitô cho thế giới Các Giám mục Công giáo Úc kêu gọi các cha mẹ và chính phủ bảo vệ trẻ em khỏi những điều xấu từ mạng xã hội, đồng thời sử dụng phương tiện này để chia sẻ Chúa Kitô cho thế giới. Đọc tất cả   Bách hại Kitô giáo ở Ấn Độ gia tăng chưa từng có, với 745 vụ trong năm 2024 Bạo lực chống các Kitô hữu ở Ấn Độ gia tăng chưa từng có trong năm 2024, với 745 vụ, tăng gần gấp sáu lần so với năm 2014 (127 vụ). Đặc biệt trong dịp Lễ Giáng sinh có 14 vụ chống lại các Kitô hữu từ phía các tín đồ Ấn Giáo cực đoan. Đọc tất cả   Số tín hữu hành hương Đền thánh Giacôbê ở Tây Ban Nha tăng kỷ lục trong năm 2024 Số tín hữu hành hương đến Đền thánh Giacôbê tại Santiago de Compostela, đông bắc Tây Ban Nha, tăng kỷ lục. Các chuyên gia ước tính số người hành hương khoảng 1,5 triệu người, bao gồm cả những người không yêu cầu giấy chứng nhận. Đọc tất cả  

Lịch Phụng Vụ


Tại sao anh em sợ? (28.01.2023 – Thứ Bảy Tuần 3 TN - Thánh Tôma Aquinô)

27/01/2023
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  

Tại sao anh em sợ? (28.01.2023 – Thứ Bảy Tuần 3 TN - Thánh Tôma Aquinô)

Lời Chúa: Mc 4, 35-41

Hôm ấy, khi chiều đến, Ðức Giêsu nói với các môn đệ: “Chúng ta sang bờ bên kia đi!”  Bỏ đám đông ở lại, các ông chở Người đi, vì Người đang ở sẵn trên thuyền; có những thuyền khác cùng theo Người. Và một trận cuồng phong nổi lên, sóng ập vào thuyền, đến nỗi thuyền đầy nước. Trong khi đó, Ðức Giêsu đang ỏ đàng lái, dựa đầu vào chiếc gối mà ngủ. Các môn đệ đánh thức Người dậy và nói: “Thầy ơi, chúng ta chết đến nơi rồi mà Thầy chẳng lo gì sao?”  Người thức dậy, ngăm đe gió, và truyền cho biển: “Im đi! Câm đi!” Gió liền tắt, và biển lặng như tờ.  Rồi Người bảo các ông: “Tại sao anh em sợ? Anh em không có lòng tin sao?” Các ông hoảng sợ và nói với nhau: “Vậy người này là ai, mà cả đến gió và biển cũng tuân lệnh?”

Suy nim:

Chẳng hiểu tại sao lúc chiều xuống,
 
Đức Giêsu lại bảo các môn đệ đưa mình qua bờ phía đông của Biển hồ,
 
trên con thuyền mà Ngài ngồi giảng các dụ ngôn (Mc 4,1).
 
Do địa thế đặc biệt, hồ Galilê hay có những trận cuồng phong ập đến bất chợt,
 
tạo ra những cơn bão lớn trên sóng nước.
 
Tối hôm ấy, thầy trò đã gặp một cơn bão như vậy.
 
Thầy Giêsu phó thác mọi sự cho các môn đệ vốn là ngư phủ lành nghề.
 
Thầy mệt nên ngủ say ở đuôi thuyền, ngủ trên một cái gối.
 
Trong khi đó các môn đệ phải vật lộn với sóng gió, nước tràn đầy thuyền.
 
Họ có vẻ mất bình tĩnh khi thấy cơn giông bão không đánh thức Thầy được.
 
Chính họ đánh thức Thầy bằng một lời trách móc :
 
“Thầy ơi, chúng ta chết đến nơi rồi mà Thầy chẳng lo gì sao?” (c.38).
 
Thầy Giêsu đã thức dậy, và đã làm cho biển lặng, gió yên.
 
Đời con người ai tránh được sóng gió bất chợt.
 
Nếu biết trước sẽ gặp sóng gió, ai dám vượt biến ban đêm.
 
Sóng gió xảy ra trong đời riêng của mỗi người, trong gia đình,
 
trong đất nước, trong Giáo Hội, trên thế giới.
 
Sóng gió làm ta thấy mình con thuyền đời mình chòng chành, mong manh,
 
và khiến ta sợ hãi, hoảng loạn.
 
Giữa cơn sóng gió có khi người tín hữu lại thấy Chúa lạnh lùng, vô cảm.
 
Như các môn đệ, chúng ta không hiểu tại sao Chúa có thể ngủ được
 
khi đời ta bị đe dọa bởi cuồng phong,
 
tại sao Chúa vắng mặt, thinh lặng và khoanh tay
 
vào lúc chúng ta cần đến Ngài hơn cả.
 
“Tại sao anh em sợ? Anh em không có lòng tin sao?” (c.40).
 
Anh em không tin là Thầy đang ở trong cùng một con thuyền với anh em sao?
 
Lẽ ra chúng ta phải cảm thấy yên tâm
 
khi nhìn Chúa ngủ giấc ngủ tín thác của trẻ thơ ngay giữa cơn giông bão.
 
Nhìn Chúa ngủ bình an, chúng ta hiểu rằng chẳng có gì đáng sợ.
 
Vâng lời Chúa để qua bờ bên kia, và có Chúa trong con thuyền đời mình,
 
điều đó không làm chúng ta tránh được giông bão,
 
có khi lại gặp bão tố nhiều hơn.
 
Nhưng điều chắc chắn là chúng ta sẽ qua được bờ bên kia
 
với lòng tin được tôi luyện của người tín hữu dày dạn.
 
Chúng ta dám tin Chúa có quyền trên sóng gió của đời ta không?
 
Cầu nguyn:
 

Lạy Cha từ ái,
 
đây là niềm tin của con.
 
Con tin Cha là Tình yêu,
 
và mọi sự Cha làm đều vì yêu chúng con.
 
Cả những khi Cha mạnh tay cắt tỉa,
 
cả những khi Cha thinh lặng hay vắng mặt,
 
cả những khi Cha như chịu thua sức mạnh của ác nhân,
 
con vẫn tin Cha là Cha toàn năng nhân ái.
 
Con tin Cha không chịu thua con về lòng quảng đại,
 
chẳng để con thiệt thòi khi dám sống cho Cha.
 

Con tin rằng nơi lòng những người cứng cỏi nhất
 
cũng có một đốm lửa của sự thiện,
 
được vùi sâu dưới những lớp tro.
 
Chỉ một ngọn gió của tình yêu chân thành
 
cũng đủ làm đốm lửa ấy bừng lên rạng rỡ.
 

Con tin rằng chẳng có giọt nước mắt nào vô ích,
 
thế giới vẫn tồn tại nhờ hy sinh thầm lặng của bao người.
 

Con tin rằng chiến thắng cuối cùng thuộc về Ánh sáng.
 
Sự Sống và Tình yêu sẽ chiếm ngự địa cầu.
 

Con tin rằng dòng lịch sử của loài người và vũ trụ
 
đang chuyển mình tiến về với Cha,
 
qua trung gian tuyệt vời của Chúa Giêsu
 
và sức tác động mãnh liệt của Thánh Thần.
 

Con tin rằng dần dần mỗi người sẽ gặp nhau,
 
vượt qua mọi tranh chấp, bất đồng,
 
mọi dị biệt, thành kiến,
 
để cùng nắm tay nhau đi qua sa mạc cuộc đời
 
mà về nhà Cha là nơi hạnh phúc viên mãn.
 

Lạy Cha, đó là niềm tin của con.
 
Xin Cha cho con dám sống niềm tin ấy. Amen.

–––––––––––––––––––––––––––––

Lễ Ngoại lịch: Mồng một Tết Nguyên đán Đinh Dậu
 
Cầu bình an cho Năm mới
 
Đừng lo lắng gì cả

Lời Chúa: Mt 6, 25-34

Khi ấy Chúa Giêsu nói cùng các môn đệ rằng:“Thầy bảo cho anh em biết: đừng lo cho mạng sống: lấy gì mà ăn; cũng đừng lo cho thân thể: lấy gì mà mặc. Mạng sống chẳng trọng hơn của ăn, và thân thể chẳng trọng hơn áo mặc sao? Hãy xem chim trời: chúng không gieo, không gặt, không thu tích vào kho; thế mà Cha anh em trên trời vẫn nuôi chúng. Anh em lại chẳng quý giá hơn chúng sao? Hỏi có ai trong anh em có thể nhờ lo lắng mà kéo dài đời mình thêm được dù chỉ một gang không? Còn về áo mặc cũng thế, lo lắng làm gì? Hãy ngắm xem hoa huệ ngoài đồng mọc lên thế nào mà rút ra bài học: chúng không làm lụng, không kéo sợi; thế mà, Thầy bảo cho anh em biết: ngay cả vua Salômôn, dù vinh hoa tột bậc, cũng không mặc đẹp bằng một bông hoa ấy. Vậy nếu hoa cỏ ngoài đồng, nay còn, mai đã quẳng vào lò, mà Thiên Chúa còn mặc đẹp cho như thế, thì huống hồ là anh em, ôi những kẻ kém tin! Vì thế, anh em đừng lo lắng tự hỏi: ta sẽ ăn gì, uống gì, hay mặc gì đây? Tất cả những thứ đó, dân ngoại vẫn tìm kiếm. Cha anh em trên trời thừa biết anh em cần tất cả những thứ đó. Trước hết hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa và đức công chính của Người, còn tất cả những thứ kia, Người sẽ thêm cho. Vậy, anh em đừng lo lắng về ngày mai: ngày mai, cứ để ngày mai lo. Ngày nào có cái khổ của ngày ấy.”

Suy nim:

Ngày Tết báo hiệu một năm cũ đã qua và một năm mới đang đến.
 
Chúng ta cần nhìn lại một năm qua với cái nhìn của Chúa
 
để thấy tất cả là hồng ân,
 
kể cả những gì người đời coi là xui xẻo, bất hạnh.
 
Chúa đã cho chúng ta sống thêm một thời gian, thêm một năm trên đời.
 
Chúng ta nhận ra thời gian một ngày nhờ mặt trời mọc lên rồi lặn xuống.
 
Nhà nông nhận ra thời gian một tháng nhờ mặt trăng tròn rồi lại khuyết.
 
Tạ ơn Chúa vì hai nguồn sáng quý báu như vậy trên bầu trời.
 
Thời gian theo Kitô giáo không đi theo đường xoắn ốc, nhưng theo đường thẳng.
 
Thời điểm nào cũng là duy nhất, đi rồi không trở lại, nên rất đáng quý.
 
Con Thiên Chúa làm người đã đằm mình trong dòng thời gian như ta.
 
Nhờ Ngài, dòng thời gian này sẽ đưa ta vào vĩnh cửu của Thiên Chúa.
 
Ngày Tết người ta thường hay chúc nhau.
 
Chúc sức khỏe, chúc làm ăn phát đạt, chúc mọi sự như ý…
 
Chúng ta có thể học được một cách chúc rất đẹp trong sách Dân Số (6, 22-27).
 
Đức Chúa chỉ dạy cho ông Môsê
 
để ông này chỉ lại cho ông tư tế Aaron biết cách chúc lành cho dân.
 
Có ba lời chúc, mỗi lời đều bắt đầu bằng chủ từ là Đức Chúa:
 
“Nguyện Đức Chúa chúc lành và gìn giữ anh em.
 
Nguyện Đức Chúa tươi nét mặt nhìn đến anh em và dủ lòng thương anh em.
 
Nguyện Đức Chúa ghé mắt nhìn anh em và ban bình an cho anh em.”
 
Ơn bình an là ơn bao gồm mọi ơn về sức khỏe, sống lâu, an ninh, thịnh vượng…
 
Rốt cuộc chính Đức Chúa mới là Đấng chúc lành cho dân Ítraen (c. 27).
 
Chính Đức Chúa đóng ấn Danh của Ngài trên họ để bảo trợ họ.
 
Và hôm nay chính Ngài cũng ban muôn ơn cho ta nhờ Danh Đức Giêsu.
 
Trước thềm Năm Mới, con người không tránh khỏi nỗi lo về tương lai.
 
Có nhiều nỗi lo rất hữu lý, vì khó khăn trước mắt là có thật.
 
Có nhiều nỗi lo âu chỉ vì con người thấy mình quá đỗi mong manh.
 
Nỗi lo quấn lấy con người và làm tâm con người không yên.
 
Trong bài Tin Mừng hôm nay, Đức Giêsu bốn lần nhắc chúng ta “Đừng lo.”
 
Nếu Kitô hữu không bị quay quắt vì lo âu
 
thì không phải vì họ là người vô lo, hay vì họ tự tin, giỏi giang hơn người khác.
 
Đơn giản chỉ vì họ có một Người Cha quan tâm đến mọi nhu cầu của họ.
 
Kitô hữu tận tụy hết mình cho công việc, nhưng lại không bất an, lo âu.
 
Tín thác như một đứa con ngồi trong lòng cha,
 
họ đặt vinh quang Thiên Chúa lên trên hết,
 
và tin mọi sự khác sẽ được Ngài lo liệu.
 
Cầu nguyn:
 

Lạy Cha,
 
Cha đã cho chúng con sống thêm một năm,
 
đi thêm một đoạn đường đời.
 

Nhìn lại đoạn đường đã qua,
 
chúng con chỉ biết nói lên lời tạ ơn chân thành,
 
vì Cha vẫn cho chúng con sống,
 
và sống trong tình yêu.
 

Mọi biến cố vui buồn của năm qua
 
đều là những lời mời gọi kín đáo của Cha
 
để thức tỉnh, nâng đỡ và đưa chúng con lên cao.
 

Tạ ơn Cha
 
vì những gì cuộc đời đã làm cho chúng con,
 
và những gì chúng con đã làm được cho cuộc đời.
 

Xin cho chúng con sống những ngày Tết dân tộc
 
trong tinh thần vui tươi, hòa nhã,
 
và không quên những ai nghèo khổ, cô đơn.
 

Ước gì những lời chúng con chúc cho nhau
 
là những lời chúc lành
 
xuất phát từ trái tim yêu thương.
 

Và lạy Cha, năm mới đã đến,
 
trái đất lại xoay một vòng mới quanh mặt trời,
 
chúng con cũng muốn
 
ở lại trong quỹ đạo của Cha,
 
nhận Cha là trung tâm cuộc sống,
 
và nhận mọi người là anh em. Amen.



× Thành công! Câu hỏi của cộng đoàn đã được gửi. Câu hỏi của quý vị sẽ được trả lời trong thời gian sớm nhất có thể. Xin cám ơn. Trân trọng.