CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI TRANG WEB TRUYỀN THÔNG GIÁO XỨ THÁNH TÂM      (website đang được phát triển - eMail: GXThanhTamHN@gmail.com) Đức Thánh Cha bất ngờ đến Đền thờ Thánh Phêrô cầu nguyện trước mộ Thánh Piô X Vào lúc 13 giờ ngày 10/4, trước sự ngạc nhiên của các tín hữu và khách tham quan trong Đền thờ Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha đến mộ Thánh Giáo hoàng Piô X cầu nguyện, và sau đó ngài chào thăm và ban phép lành cho mọi người. Đọc tất cả   Nhận ra Chúa Kitô nơi người đau khổ. Một vài câu chuyện cảm động từ Ngày Năm Thánh bệnh nhân Cuối tuần vừa qua, đã có hơn 20 ngàn bệnh nhân và các nhân viên y tế từ hơn 90 quốc gia quy tụ về Roma để tham dự Ngày Năm Thánh các bệnh nhân và giới y tế, diễn ra trong hai ngày thứ Bảy ngày 5 và thứ Sáu ngày 6/4. Đối với nhiều bệnh nhân, đây là lần đầu tiên họ đến Roma, mà lại đến trong một dịp đặc biệt, trong một ngày dành riêng cho họ. Nhiều giọt nước mắt lăn dài trên khuôn mặt của các bệnh nhân khi bước qua Cửa Thánh Đền thờ Thánh Phêrô. Đọc tất cả   Giám mục của Mandalay chia sẻ cuộc sống với người vô gia cư sau động đất ở Myanmar Từ một tuần qua, Đức Cha Marco Tin Win, Giám mục của Mandalay, đã ngủ trong một chiếc mùng, trên đường phố trong khuôn viên Nhà thờ Thánh Tâm, ở trung tâm thành phố phía bắc Myanmar, để chia sẻ cuộc sống với những người mất nhà cửa vì trận động đất kinh hoàng vào ngày 28/3/2025. Đọc tất cả   Toàn bộ Sách Kinh Thánh hiện đã được dịch sang 769 ngôn ngữ Liên đoàn các Hiệp hội Kinh Thánh cho biết toàn bộ bản văn Cựu Ước và Tân Ước hiện đã được dịch sang 769 ngôn ngữ. Các bản dịch mới được bổ sung thêm vào năm 2024 bao gồm các bản dịch sang các ngôn ngữ được nói ở Ấn Độ, Tanzania và Burkina Faso. Đọc tất cả   Đức Thánh Cha tiếp Vua Charles và Hoàng hậu Camilla của Anh Trong một tuyên bố vào tối thứ Tư ngày 9/4/2025, Phòng Báo chí Tòa Thánh cho biết: “Đức Thánh Cha Phanxicô đã gặp riêng Vua Charles và Hoàng hậu Camilla vào chiều nay. Trong cuộc gặp, Đức Thánh Cha đã gửi lời chúc tốt đẹp nhất đến Đức vua nhân dịp kỷ niệm ngày cưới của họ và đáp lại lời chúc sức khỏe sớm bình phục của Đức vua”. Đọc tất cả   1.700 năm sau Nicea, hy vọng cử hành lễ Phục sinh chung Ngày 20/5 tới đây đánh dấu kỷ niệm 1.700 năm công đồng đại kết đầu tiên trong lịch sử, diễn ra tại Nicea vào năm 325. Nhân dịp này, ngày 03/4, Ủy ban Thần học Quốc tế đã công bố văn kiện “Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa, Đấng Cứu Thế”, trong đó nhắc lại ý nghĩa cơ bản của Kinh Tin Kính, nền tảng của đức tin Kitô giáo. Vatican News đã có cuộc phỏng vấn một trong những tác giả của văn kiện này, Đức cha Etienne Veto, Giám mục phụ tá Reims ở Pháp. Đọc tất cả   Đức Thánh Cha khích lệ các tín hữu hành hương Ý kiên trì trong cầu nguyện Trong sứ điệp gửi đến các giáo phận Grosseto và Pitigliano-Sovana-Orbetello, của Giáo hội Ý đến Roma hành hương, Đức Thánh Cha gửi lời chào đặc biệt và bày tỏ hy vọng cuộc hành hương qua Cửa Thánh của họ sẽ làm mới lại đức tin. Đọc tất cả   Giới trẻ Công giáo Anh đến nhà thờ nhiều hơn Hiện nay, Giới trẻ Anh ngày càng quan tâm đến đức tin Kitô giáo, đặc biệt nhóm tuổi từ 18 đến 24. Riêng Giáo hội Công giáo đang ghi nhận sự gia tăng thực hành đạo nơi giới trẻ, và hiện đã vượt Anh giáo trong thế hệ Z, những người trẻ sinh từ năm 1997 đến 2012. Đọc tất cả   Công bố phúc trình của Cơ quan Giám sát và Thông tin Tài chính Vatican năm 2024 Ngày 09/4/2025, Cơ quan Giám sát và Thông tin Tài chính đã công bố phúc trình trong năm 2024, theo đó các vụ đáng ngờ được trình báo giảm; Ngân hàng Vatican được Moneyval, Cơ quan Giám sát rửa tiền châu Âu nhìn nhận là một thực thể vững chắc, hoạt động tốt. Đọc tất cả   Đức Thánh Cha: Chúng ta phải dẹp bỏ các gánh nặng khiến lòng mình xa cách Chúa Trong bài giáo lý được chuẩn bị cho buổi Tiếp kiến ​​chung vào thứ Tư ngày 9/4/2025, Đức Thánh Cha kêu gọi các tín hữu hãy từ bỏ mọi gánh nặng đè nặng lên trái tim mình để có thể trải nghiệm sự bình an và niềm vui đến từ tình yêu vô điều kiện của Chúa. Đọc tất cả  

Lịch Phụng Vụ


Lòng anh em sẽ vui (27.5.2022 – Thứ Sáu Tuần 6 Phục Sinh)

26/05/2022
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  

Lòng anh em sẽ vui (27.5.2022  – Thứ Sáu Tuần 6 Phục Sinh)

Lời Chúa: Ga 16, 20-23a

Khi ấy, Đức Giêsu nói với các môn đệ rằng: “Thầy bảo thật anh em: anh em sẽ khóc lóc và than van, còn thế gian sẽ vui mừng. Anh em sẽ lo buồn, nhưng nỗi buồn của anh em sẽ trở thành niềm vui. Khi sinh con, người đàn bà lo buồn vì đến giờ của mình; nhưng sinh con rồi, thì không còn nhớ đến cơn gian nan nữa, bởi được chan chứa niềm vui vì một con người đã sinh ra trong thế gian. Anh em cũng vậy, bây giờ anh em lo buồn, nhưng Thầy sẽ gặp lại anh em, lòng anh em sẽ vui mừng; và niềm vui của anh em, không ai lấy mất được. Ngày ấy, anh em không còn phải hỏi Thầy gì nữa. Thật, Thầy bảo thật anh em: anh em mà xin Chúa Cha điều gì, thì Người sẽ ban cho anh em nhân danh Thầy.”

 

Suy nim:

 

Hiếm khi một đoạn Tin Mừng ngắn

mà lại có nhiều từ nói đến niềm vui, nỗi buồn như vậy.

Khi sắp bước vào cuộc Khổ nạn,

Đức Giêsu không giấu các môn đệ về những thử thách đang chờ họ.

Khóc lóc, lo buồn, than van là những điều họ sẽ phải trải qua (c. 20).

Nhưng tâm trạng đó chỉ là tạm thời.

Niềm vui khi thấy Thầy phục sinh mới là điều còn mãi (c. 22).

 

Không có một Kitô giáo buồn.

Niềm vui là một trong những nét đặc trưng của Kitô giáo,

bởi lẽ Kitô giáo phát sinh từ Tin Mừng rộn rã, từ tiếng reo Halleluia :

Đức Kitô đã sống lại rồi và đang ở giữa cộng đoàn tín hữu.

Niềm vui ấy vẫn được diễn tả qua nhiều hình thức,

qua tiếng chuông chiều cao vút của nhà thờ,

qua các bài thánh ca dìu dặt đưa hồn bay lên gặp Đấng Tuyệt đối,

qua những nụ cười tươi và tà áo muôn màu của giáo dân đi lễ mỗi Chúa nhật.

Nhưng niềm vui không chỉ có ở nơi nhà thờ, mà còn ở mọi nơi.

Niềm vui trên khuôn mặt một nữ tu cúi xuống vết thương của người phong.

Niềm vui háo hức của một thanh niên bỏ tất cả để xin vào nhà Tập.

Niềm vui bình an của những vị tử đạo Việt Nam trên đường ra pháp trường.

Không thể hình dung một Kitô giáo mà không có niềm vui.

Kitô giáo buồn thì chẳng phải là Kitô giáo nữa.

 

Thế giới hôm nay có quá nhiều cách để làm cho người ta vui.

Niềm vui dường như có thể mua được bằng tiền.

Người ta tưởng càng sở hữu nhiều, càng hưởng thụ nhiều thì càng vui.

Nhưng chính lúc đó người ta lại rơi vào sự buồn chán.

Thế giới hôm nay là một thế giới buồn.

Ba mươi ngàn người Nhật tự tử trong một năm.

Hiện nay ở Hàn Quốc đang lan rộng tình trạng tự tử tập thể.

Khi đời sống vật chất quá đầy đủ, thừa mứa,

người ta lại không biết mình sống để làm gì.

Kitô giáo phải có khả năng đem lại niềm vui cho thế giới,

không phải thứ niềm vui rẻ tiền, vì mua được một trận cười thâu đêm,

nhưng là thứ niềm vui của người tìm thấy ý nghĩa của cuộc sống.

 

Người mẹ phải chịu buồn phiền, đau đớn khi sinh con,

nhưng sinh rồi thì vui sướng, chẳng còn nhớ đến chuyện vượt cạn (c. 21).

Kitô giáo không né tránh đau khổ, cũng không tìm con đường diệt khổ,

nhưng đón lấy đau khổ và tìm thấy ý nghĩa của nó trong tình yêu.

Như người mẹ chịu đau để đứa con chào đời,

người Kitô hữu vui sướng vì thấy hoa trái của những gian truân thử thách.

 

Cầu nguyện:

 

Lạy Chúa Giêsu,

các sách Tin Mừng chẳng khi nào nói Chúa cười,

nhưng chúng con tin Chúa vẫn cười

khi thấy các trẻ em quấn quýt bên Chúa.

Chúa vẫn cười khi hồn nhiên ăn uống với các tội nhân.

Chúa đã cố giấu nụ cười trước hai môn đệ Emmau

khi Chúa giả vờ muốn đi xa hơn nữa.

Nụ cười của Chúa đi đôi với Tin Mừng Chúa giảng.

Nụ cười ấy hòa với niềm vui

của người được lành bệnh.

 

Lạy Chúa Giêsu,

có những niềm vui

Chúa muốn trao cho chúng con hôm nay,

có sự bình an sâu lắng Chúa muốn để lại.

Xin dạy chúng con biết tươi cười,

cả khi cuộc đời chẳng mỉm cười với chúng con.

Xin cho chúng con biết mến yêu cuộc sống,

dù không phải tất cả đều màu hồng.

Chúng con luôn có lý do để lo âu và chán nản,

nhưng xin đừng để nụ cười tắt trên môi chúng con.


Ước gì chúng con cảm thấy hạnh phúc,

vì biết mình được Thiên Chúa yêu thương

và được sai đi thông truyền tình thương ấy. Amen.

 Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.J.




× Thành công! Câu hỏi của cộng đoàn đã được gửi. Câu hỏi của quý vị sẽ được trả lời trong thời gian sớm nhất có thể. Xin cám ơn. Trân trọng.