CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI TRANG WEB TRUYỀN THÔNG GIÁO XỨ THÁNH TÂM      (website đang được phát triển - eMail: GXThanhTamHN@gmail.com) Trực tiếp tại Đền thờ & Quảng trường thánh Phêrô - viếng ĐTC Đọc tất cả   Sơ Geneviève Jeanningros, bạn của ĐTC Phanxicô, thương tiếc ngài Đứng yên, cầu nguyện trong nước mắt là hình ảnh của sơ Geneviève Jeanningros, nữ tu Dòng Tiểu Muội Chúa Giêsu, từ lâu đã là người bạn thân thiết của Đức Thánh Cha, được giới truyền thông ghi lại, sau khi thi hài của Đức Thánh Cha Phanxicô được đặt trong Đền thờ Thánh Phêrô. Đọc tất cả   Đối với các vị lãnh đạo Kitô giáo Trung Đông, ĐTC Phanxicô là “Người anh em trong nhân loại” Các vị lãnh đạo các Giáo hội Kitô ở Trung Đông bày tỏ lòng kính trọng với Đức Thánh Cha Phanxicô, gọi ngài là “Người anh em trong nhân loại”. Đọc tất cả   Thi hài Đức Thánh Cha Phanxicô được rước vào Đền thờ Thánh Phêrô Vào lúc 9 giờ sáng thứ Tư ngày 23/4/2025, thi hài Đức Thánh Cha Phanxicô được đặt trong quan tài mở đã được rước vào Đền thờ Thánh Phêrô. Từ trưa ngày này cho đến 7 giờ tối thứ Sáu ngày 25/4/2025, các tín hữu có thể đến kính viếng và cầu nguyện cho Đức cố Giáo hoàng. Đọc tất cả   ĐTC Phanxicô, người con của công đồng Vatican II Vatican News đã có cuộc phỏng vấn với giáo sư Philippe Chenaux của Đại học Giáo hoàng Laterano. Từng giảng dạy môn Lịch sử Giáo hội và người đứng đầu của Trung tâm Nghiên cứu Công đồng Vatican II, giáo sư nhận định, theo tinh thần của Công đồng, Đức Thánh Cha Phanxicô quan tâm đến tính cấp thiết của mục vụ trong việc tiếp cận mọi vùng ngoại vi hiện sinh nhân danh một “thần học của dân chúng”. Đọc tất cả   Truyền hình trực tiếp Nghi thức Di Quan ĐTC Phanxicô (23/04) Đọc tất cả   Các Giám mục châu Á thương tiếc ĐTC Phanxicô Các Giám mục Á châu thương tiếc sự qua đời của Đức Thánh Cha Phanxicô, ca ngợi ngài là vị mục tử khiêm nhường và thương xót, đã lãnh đạo Giáo hội Công giáo với sự dấn thân sâu sắc cho đối thoại, công lý và hy vọng. Đọc tất cả   Buổi Tưởng nhớ và Cầu nguyện cho Đức Thánh Cha Phanxicô (thứ Tư 23/4) Vatican News Tiếng Việt tổ chức buổi Tưởng nhớ và Cầu nguyện cho Đức Thánh Cha Phanxicô Đọc tất cả   Tường thuật trực tiếp Thánh Lễ An Táng ĐTC Phanxicô (26/04) Đọc tất cả   Phiên họp chung đầu tiên của các Hồng y tại Vatican sau khi Đức Thánh Cha Phanxicô qua đời Sáng ngày 22/4/2025, khoảng 60 Hồng y đã quy tụ tại Hội trường mới của Thượng Hội đồng để tuyên thệ theo Tông hiến Universi Dominici Gregis về việc trống tòa và việc bầu Giáo hoàng. Ngày di quan và tang lễ đã được ấn định. Thánh lễ Chúa Nhật ngày 27/4/2025, ngày thứ hai trong tuần 9 ngày, sẽ được chủ sự bởi Đức Hồng y Pietro Parolin. Cuộc họp thứ hai sẽ vào chiều mai (23/4/2025). 3 Hồng y của Ủy ban hỗ trợ Hồng y Nhiếp chính đã được chọn là: Parolin, Ryłko và Baggio. Đọc tất cả  

Lịch Phụng Vụ


Vào nhà, vào thành phố (26.01.2024 – Thánh Timôthê và Thánh Titô)

25/01/2024
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  

Vào nhà, vào thành phố (26.01.2024 – Thánh Timôthê và Thánh Titô)

Bài Ðọc: 2Tm 1, 1–8

“Nhớ lại đức tin trung thành của con”.

Khởi đầu thư thứ hai của Thánh Phaolô Tông Đồ gửi cho Timôthê.

Phaolô, tông đồ của Ðức Giêsu Kitô, bởi ý định của Thiên Chúa, thể theo lời hứa ban sự sống trong Ðức Giêsu Kitô, gởi lời hỏi thăm Timôthê, người con yêu dấu. Nguyện chúc ân sủng, lòng từ bi và bình an của Thiên Chúa Cha và Ðức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, ở cùng con. Cha cảm tạ ơn Thiên Chúa, Ðấng cha phụng thờ như tổ tiên cha đã làm, với một lương tâm trong sạch, ngày đêm cha luôn luôn nhớ đến con, khi cha cầu nguyện. Cha mong ước gặp con, để được lòng vui mừng. cha nhớ lại đức tin trung thành của con, đức tin mà bà ngoại của con là Lois đã có trước, rồi đến mẹ con là Eunike, và cha tin chắc con cũng có đức tin đó. Vì vậy chă nhắc nhở con điều này là hãy làm sống lại ơn Thiên Chúa đã ban cho con do việc đặt tay của cha. Thật vậy, Thiên Chúa không ban cho chúng ta một thần trí nhát sợ, mà là thần trí dũng mạnh, bác ái và tiết độ. Vậy con chớ hổ thẹn làm chứng cho Chúa chúng ta, và cho cha nữa, là tù nhân của Người, nhưng con hãy đồng lao cộng tác với cha vì Tin Mừng, nhờ quyền năng của Thiên Chúa.

Ðó là lời Chúa.

 

Hoặc đọc: Tt 1, 1–5

“Gởi lời thăm Titô, người con chân thật trong cùng một đức tin”.

Khởi đầu bức thư của Thánh Phaolô Tông Đồ gửi cho Titô.

Phaolô, tôi tớ Thiên Chúa, cùng là Tông đồ của Ðức Giêsu Kitô, để rao giảng đức tin cho những kẻ được Thiên Chúa kén chọn và làm cho họ nhận biết chân lý; chân lý đó giúp họ ăn ở đức hạnh và ban cho họ niềm hy vọng sống đời đời mà Chúa, Ðấng chẳng hề nói dối, đã hứa từ thuở đời đời. Khi đã đến thời, Người đã tỏ lời Người ra bằng việc rao giảng mà Người đã uỷ thác cho cha theo lệnh của Thiên Chúa là Ðấng cứu chuộc chúng ta. Gửi cho Titô, con yêu dấu thuộc cùng một đức tin. Nguyện ân sủng và bình an của Thiên Chúa Cha và của Chúa Giêsu, Ðấng Cứu chuộc chúng ta, ở cùng con. Lý do Cha để con ở lại đảo Crêta là để con chỉnh đốn những gì còn thiếu sót, và thiết lập các Trưởng lão trong mỗi thành như cha đã căn dặn.

Ðó là lời Chúa.

 

Đáp Ca: Tv 15, 1–2a và 5. 7–8. 11

Đáp: Lạy Chúa, Chúa là phần gia nghiệp của tôi.

Xướng: 1) Xin bảo toàn con, lạy Chúa, vì con tìm nương tựa Chúa; con thưa cùng Chúa: “Ngài là chúa tể con. Chúa là phần gia nghiệp và phần chén của con, chính Ngài nắm giữ vận mạng của con”.

Đáp: Lạy Chúa, Chúa là phần gia nghiệp của tôi.

2) Con chúc tụng Chúa vì đã ban cho con lời khuyên bảo, đó là điều lòng con tự nhủ, cả những lúc đêm khuya. Con luôn luôn đặt Chúa ở trước mặt con, vì Chúa ngự bên hữu con, con sẽ không nao núng.

Đáp: Lạy Chúa, Chúa là phần gia nghiệp của tôi.

3) Bởi thế lòng con vui mừng và linh hồn con hoan hỉ: ngay cả đến xác thịt của con cũng nằm nghỉ an toàn, vì Chúa chẳng bỏ rơi linh hồn con trong Âm phủ, cũng không để thánh nhân của Ngài thấy sự hư nát.

Đáp: Lạy Chúa, Chúa là phần gia nghiệp của tôi.

4) Chúa sẽ chỉ cho con biết đường lối trường sinh, sự no đầy hoan hỉ ở trước thiên nhan, sự khoái lạc bên tay hữu Chúa tới muôn muôn đời!

Đáp: Lạy Chúa, Chúa là phần gia nghiệp của tôi.

 

Alleluia: 2Cr 5,19

Alleluia, alleluia! – Thiên Chúa ở trong Đức Kitô để giải hoà thế gian với Người, và đã đặt lời giải hoà trong chúng tôi. – Alleluia.

 

Phúc Âm: Lc 10, 1–9

“Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt thì ít”.

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Luca.

Khi ấy, Chúa chọn thêm bảy mươi hai người nữa, và sai các ông cứ từng hai người đi trước Người, đến các thành và các nơi mà chính Người sẽ tới. Người bảo các ông rằng: “Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt thì ít; vậy các con hãy xin chủ ruộng sai thợ đến gặt lúa của Người. Các con hãy đi. Này Ta sai các con như con chiên ở giữa sói rừng. Các con đừng mang theo túi tiền, bao bị, giầy dép, và đừng chào hỏi ai dọc đường. Vào nhà nào, trước tiên các con hãy nói: ‘Bình an cho nhà này’. Nếu ở đấy có con cái sự bình an, thì sự bình an của các con sẽ đến trên người ấy. Bằng không, sự bình an lại trở về với các con. Các con ở lại trong nhà đó, ăn uống những thứ họ có, vì thợ đáng được trả công. Các con đừng đi nhà này sang nhà nọ. Khi vào thành nào mà người ta tiếp các con, các con hãy ăn những thức người ta dọn cho. Hãy chữa các bệnh nhân trong thành và nói với họ rằng: ‘Nước Thiên Chúa đã đến gần các ngươi’”.

Ðó là lời Chúa.

 

Suy niệm:

Dân số Châu Á chiếm gần hai phần ba thế giới

nhưng số người nhận biết Chúa chưa tới 3%.

Cánh đồng lúa chín mênh mông đang cần thợ gặt.

Ðức Giêsu hôm nay vẫn có nhiều nơi Ngài muốn đến,

nhiều căn nhà, nhiều thành phố Ngài muốn đặt chân.

Ngài cần những người đi trước để chuẩn bị cuộc gặp gỡ

giữa Ngài với con người.

Khoa học càng tiến bộ, cuộc sống càng văn minh

thì càng có nhiều lãnh vực mới Ðức Giêsu cần vào.

Ðưa Ngài vào thật là một thách đố cho chúng ta.

Ngài phải vào cả những nơi tưởng như bị cấm.

Nhưng nếu chúng ta được Ngài sai vào trước,

thì thế nào cuối cùng Ngài cũng vào được.

Nếp sống cao ở thành thị vừa gây cản trở,

vừa cung ứng cho ta nhiều phương tiện để đưa Ngài vào.

Hãy chuẩn bị cho Ngài vào thành phố của bạn,

vào trường học, sân vận động, vào xí nghiệp, công ty...

Hãy chuẩn bị để Ngài vào từng nhà, gặp từng người.

Mọi Kitô hữu đều được mời gọi để làm việc đó.

Ðâu là khuôn mặt của người được sai hôm xưa?

Hiền lành như chiên giữa bầy sói.

Khó nghèo thanh bạch, không túi tiền, giầy dép, bao bị.

Khiêm tốn đón nhận sự giúp đỡ về nhà ở cơm ăn.

Tôn trọng tự do tha nhân, chấp nhận bị từ chối.

Người Châu Á hôm nay dễ đón nhận người tông đồ

sống khổ hạnh, thoát tục, sống thư thái, trầm tư,

sống nhân từ, phục vụ.

Cuộc sống của họ phải tỏa hương thơm của thế giới mai sau,

phải có khả năng nâng con người lên Ðấng Tuyệt Ðối.

Ðâu là đóng góp của người được sai hôm xưa?

Vừa chữa người đau yếu và trừ quỷ,

vừa loan báo về triều đại Thiên Chúa gần đến.

Việc làm chứng thực lời giảng, lời giảng soi sáng việc làm.

Cả hai đều đem lại niềm vui, bình an và hạnh phúc.

Thế giới hôm nay vẫn là một thế giới bệnh tật,

một thế giới thèm khát tự do, thèm được là mình.

Chúng ta sẽ rao giảng gì cho 97% dân Châu Á

mà phần đông đã tin vào một Ðấng Cứu Ðộ?

Ðức Giêsu đem đến cho nhân loại quà tặng đặc biệt nào?

Chúng ta phải tập trình bày sứ điệp Kitô giáo,

nên cũng phải học nhiều nơi các tôn giáo Á Châu.

Các giám mục Malaysia, Singapore và Brunei

đã liệt kê những gì có thể học được nơi họ.

Học cầu nguyện, ăn chay, bố thí nơi người Hồi giáo.

Học suy niệm và chiêm niệm nơi người Ấn giáo.

Học từ bỏ của cải và trọng sự sống nơi người Phật tử.

Học thái độ thảo hiếu, tôn lão kính trưởng nơi đạo Khổng.

Học sự đơn sơ, khiêm tốn nơi người theo đạo Lão.

Càng học, ta càng dễ giới thiệu Ðức Giêsu,

và càng thấy Ngài đang ẩn mình nơi những tôn giáo khác.


Cầu nguyn:

 

Lạy Chúa Giêsu,

xin sai chúng con lên đường

nhẹ nhàng và thanh thoát,

không chút cậy dựa vào khả năng bản thân

hay vào những phương tiện trần thế.

Xin cho chúng con làm được những gì Chúa đã làm:

rao giảng Tin Mừng, trừ quỷ,

chữa lành những người ốm đau.

Xin cho chúng con biết nói Tin Mừng với niềm vui,

như người tìm được viên ngọc quý,

biết nói về Ngài như nói về một người bạn thân.

Xin ban cho chúng con khả năng

đẩy lui bóng tối của sự dữ, bất công và sa đọa.

Xin giúp chúng con lau khô những giọt lệ

của bao người đau khổ thể xác tinh thần.

Lạy Chúa Giêsu,

thế giới thật bao la

mà vòng tay chúng con quá nhỏ.

Xin dạy chúng con biết nắm lấy tay nhau

mà tin tưởng lên đường,

nhẹ nhàng và thanh thoát. Amen.

 

Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.J




× Thành công! Câu hỏi của cộng đoàn đã được gửi. Câu hỏi của quý vị sẽ được trả lời trong thời gian sớm nhất có thể. Xin cám ơn. Trân trọng.