CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI TRANG WEB TRUYỀN THÔNG GIÁO XỨ THÁNH TÂM      (website đang được phát triển - eMail: GXThanhTamHN@gmail.com) ĐTC Lêô kêu gọi hành động cho việc Chăm sóc thụ tạo Ngày 2/7, hướng đến Ngày Thế giới Cầu nguyện cho việc Chăm sóc Thụ tạo lần thứ 10 sẽ được cử hành vào ngày 1/9, Đức Thánh Cha Lêô XIV đã công bố sứ điệp với chủ đề “Hạt giống của Hòa bình và Hy vọng”, gợi lại hình ảnh Kinh Thánh về hạt giống được gieo vào lòng đất để sinh hoa kết trái, như chính Chúa Kitô là hạt giống đem lại sự sống cho trần gian. Đọc tất cả   Lời kêu gọi của Giáo hội Nam bán cầu về công bằng khí hậu và hoán cải sinh thái Trong văn kiện “Lời kêu gọi công bằng khí hậu và Ngôi nhà chung: hoán cải về sinh thái, chuyển đổi và chống lại các giải pháp sai lầm”, các Giám mục ở Nam bán cầu kêu gọi công bằng, công lý, bảo vệ” để bảo vệ các nhóm dân bản địa, hệ sinh thái, cộng đồng nghèo đói, những người dễ bị tổn thương; cổ võ hoán cải sinh thái thực sự và thay đổi các mô hình của nền kinh tế ngày nay, phê bình mạnh mẽ chủ nghĩa tư bản “xanh” và các cách tiếp cận kỹ trị. Đọc tất cả   Các Giám mục Peru mời Đức Thánh Cha Lêô viếng thăm nước này Theo một thông báo của Hội đồng Giám mục Peru, phái đoàn các Giám mục, trong đó có Đức Cha Carlos García Camader, Giám mục giáo phận Lurín, Chủ tịch Hội đồng Giám mục, đã yết kiến Đức Thánh Cha Lêô XIV hôm 30/6/2025 và chính thức mời ngài viếng thăm Peru với lời bảo đảm rằng sự hiện diện của ngài sẽ canh tân niềm hy vọng của người dân Peru. Đọc tất cả   Đức Hồng y Dri, vị giải tội được Đức Phanxicô xem là gương mẫu về lòng thương xót, qua đời Đức Hồng y Luis Pascual Dri, quen được gọi là Cha Dri, một tu sĩ người Argentina thuộc dòng Capuchino, người được Đức Giáo hoàng Phanxicô xem như mẫu gương trong tòa giải tội khi giải tội nhiều giờ và luôn tha thứ theo gương Chúa Giêsu, đã qua đời ngày 30/6 tại Buenos Aires, hưởng thọ 98 tuổi. Đọc tất cả   Tài liệu đồng hành với giai đoạn thực hiện của Thượng Hội đồng về hiệp hành sẽ được công bố ngày 7/7 Vào ngày 7/7/2025, tài liệu được soạn thảo để đồng hành với giai đoạn thực hiện của tiến trình hiệp hành sẽ được công bố trên trang web của Ủy ban Thư ký Thượng Hội đồng (www.synod.va). Tài liệu đã được thông qua bởi Hội đồng thường trực của Thượng Hội đồng lần thứ 16 diễn ra trong hai ngày 26 và 27/6/2025. Đọc tất cả   Gặp gỡ các Giám mục Ucraina, ĐTC Lêô XIV cầu nguyện cho hòa bình trở lại với Ucraina Gặp gỡ các Giám mục thành viên của Giáo hội Công giáo Đông phương Ucraina vào sáng thứ Tư ngày 2/7/2025, Đức Thánh Cha nhìn nhận rằng trong bối cảnh lịch sử hiện tại, khó nói về hy vọng cho những người Ucraina, nhưng nhiều chứng từ về đức tin và hy vọng của người Ucraina cho thấy sức mạnh của Thiên Chúa giữa đống đổ nát của hủy diệt. Ngài cầu cho hòa bình trở lại trên Ucraina. Đọc tất cả   Đức Thánh Cha gởi sứ điệp đến hội nghị FAO: “Đã đến lúc hành động, không chỉ là khẩu hiệu” Nhân dịp Tổ chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc (FAO) kỷ niệm 80 năm thành lập và đang nhóm Hội nghị lần thứ 44, Đức Thánh Cha Lêô XIV đã gửi một sứ điệp kêu gọi hành động khẩn thiết để chấm dứt nạn đói, bảo vệ người nghèo và thúc đẩy hòa bình toàn cầu. Đọc tất cả   Cha sở giáo xứ Công giáo ở Gaza: Sự im lặng của quốc tế giết chết hy vọng Phát biểu với hãng tin SIR của Hội đồng Giám mục Ý, Cha Gabriel Romanelli, cha sở giáo xứ Công giáo Thánh Gia, giáo xứ duy nhất ở Dải Gaza, nói rằng “Không chỉ có vũ khí giết người ở Gaza, mà sự im lặng của quốc tế hiện cũng đang đè nặng lên Dải Gaza”. Ngài kêu gọi quốc tế lên tiếng về cuộc chiến và không được quen với tình trạng đang xảy ra ở Gaza. Đọc tất cả   Các nhà thờ ở Syria cử hành lại phụng vụ trong bối cảnh an ninh thắt chặt Một tuần sau khi Nhà thờ Mar Elias ở Damascus, Syria, bị tấn công, vào Chúa Nhật ngày 29/6/2025, các nhà thờ đã cử hành lại phụng vụ, dù số người tham dự ít hơn đáng kể do bầu không khí sợ hãi và lo lắng bao trùm. Đọc tất cả   ĐHY Parolin mời gọi các Giám mục Nhật Bản làm chứng tá cho sự hiệp nhất và phổ quát của Giáo hội Đồng tế Thánh lễ với các giám mục Nhật Bản tại Nhà thờ chính tòa Đức Maria ở Osaka, Đức Hồng y Pietro Parolin nói rằng “khi mà mọi khía cạnh của cuộc sống — văn hóa, sắc tộc, lợi ích kinh tế, chính trị, địa vị xã hội — dường như là nguồn gốc của sự chia rẽ, thì sự hiệp nhất của chúng ta chính là lời chứng lớn nhất và chân thực nhất mà các môn đệ của Chúa Kitô có thể mang đến cho thế giới”. Đọc tất cả  

Lịch Phụng Vụ


Nữ tỳ hèn mọn (22.12.2023 – Thứ Sáu - Giai đoạn 2 Mùa Vọng)

21/12/2023
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  

Nữ tỳ hèn mọn (22.12.2023 – Thứ Sáu - Giai đoạn 2 Mùa Vọng)

Bài Ðọc I: 1Sm 1, 24-28

“Bà Anna tạ ơn Chúa vì được sinh Samuel”.

Trích sách Samuel quyển thứ nhất.

Ngày ấy, sau khi đã cho Samuel dứt sữa, bà Anna liền bắt một con bò ba tuổi, lấy ba cân bột, một vò rượu, và dẫn con đến nhà Chúa ở Silô. Con trẻ lúc đó còn nhỏ bé. Họ tế lễ con bò và dâng con trẻ cho ông Hêli. Anna thưa: “Kính lạy ngài, chúc ngài khang an! Tôi là người đàn bà nọ đã đứng cầu xin Chúa nơi đây trước mặt ngài. Tôi đã cầu xin vì trẻ này, và Chúa đã cho tôi được như tôi xin. Vậy tôi xin dâng lại cho Chúa, trót mọi ngày nó thuộc về Chúa”. Và họ thờ lạy Chúa ngay ở đó.

Ðó là lời Chúa.

 

Ðáp Ca: 1Sm 2, 1. 4-5. 6-7. 8abcd

Ðáp: Lòng tôi nhảy mừng trong Chúa cứu độ tôi.

Xướng: 1) Lòng tôi nhảy mừng trong Chúa, khí phách tôi hướng lên Thiên Chúa của tôi, miệng tôi rộng mở chống quân thù, tôi vui mừng vì Chúa cứu độ tôi.

Ðáp: Lòng tôi nhảy mừng trong Chúa cứu độ tôi.

2) Cung nỏ người hùng bị bẻ tan, người kiệt sức lại nai nịt dũng khí; kẻ no đầy nay làm thuê vì miếng bánh, người đói lả nay lại được no nê. Người son sẻ lại con đàn cháu đống, kẻ nhiều con lại trở nên héo tàn.

Ðáp: Lòng tôi nhảy mừng trong Chúa cứu độ tôi.

3) Chúa cho chết và Chúa làm cho sống, cho đi xuống mồ rồi lại đem lên, làm cho nghèo rồi cho nên giàu có, hạ xuống thấp rồi lại nhắc lên cao.

Ðáp: Lòng tôi nhảy mừng trong Chúa cứu độ tôi.

4) Cho kẻ bần cùng đứng dậy khỏi bụi tro, nâng cao kẻ nghèo khỏi phân nhơ rác rến, cho ngồi chung với vua quan tướng lãnh, đặt cho họ một ngai báu vinh quang.

Ðáp: Lòng tôi nhảy mừng trong Chúa cứu độ tôi.

 

Alleluia:

Alleluia, alleluia! - Lạy Vua muôn dân và Ðá Góc tòa nhà Hội thánh, xin hãy đến cứu độ con người mà Chúa đã tạo dựng bằng bùn đất! - Alleluia.

 

Phúc Âm: Lc 1, 46-56

“Ðấng Toàn Năng đã làm cho tôi những sự trọng đại”.

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.

Khi ấy, Maria nói rằng: “Linh hồn tôi ngợi khen Chúa, và thần trí tôi hoan hỷ trong Thiên Chúa, Ðấng Cứu Ðộ tôi, vì Chúa đã đoái nhìn đến phận hèn tớ nữ của Chúa. Từ nay muôn thế hệ sẽ khen tôi có phước, vì Ðấng toàn năng đã làm cho tôi những sự trọng đại, và danh Ngài là thánh. Lòng thương xót Chúa trải qua đời nọ đến đời kia dành cho những ai kính sợ Chúa. Chúa đã vung cánh tay ra oai thần lực, dẹp tan những ai lòng trí kiêu căng. Chúa lật đổ người quyền thế xuống khỏi ngai vàng, và nâng cao những người phận nhỏ. Chúa đã cho người đói khát no đầy ơn phước, và để người giàu có trở về tay không. Chúa săn sóc Israel tôi tớ Chúa, bởi nhớ lại lòng thương xót của Ngài. Như Chúa đã phán cùng các tổ phụ chúng tôi, cho Abraham và dòng dõi Người đến muôn đời!”. Maria ở lại với bà Isave độ ba tháng, đoạn Người trở về nhà mình.

Ðó là lời Chúa.

 

Suy niệm:

Bài ca ngợi khen Đức Chúa bật ra trên môi Maria

sau khi bà Êlisabét cất tiếng ca ngợi Mẹ.

Êlisabét ca ngợi Maria là người được chúc phúc hơn mọi phụ nữ

vì Mẹ đang cưu mang trong dạ Đấng Cứu Tinh.

Bà còn ca ngợi Maria có phúc vì đã dám tin vào lời Chúa phán,

và dám liều để cho lời ấy dẫn dắt đời mình.

Nhờ được tràn đầy Thánh Thần, Êlisabét mới biết được Tin Vui

mà Maria tưởng rằng đó là bí mật chỉ riêng mình biết.

Khi đứng trước bà chị cao niên đang mang thai,

Maria xác tín hơn vào những lời sứ thần nói,

và vào mầu nhiệm đang âm thầm lớn lên nơi cung lòng mình.

 

Khi bà chị Êlisabét ca ngợi Mẹ, thì Mẹ hân hoan ca ngợi Thiên Chúa.

Maria nhìn nhận Ngài là Đấng Cứu Độ của Mẹ (c. 47).

Nếu Mẹ được đầy ân sủng, được Chúa ở cùng và được đẹp lòng Ngài,

nếu Mẹ được thụ thai Con Đấng Tối Cao nhờ Thánh Thần (Lc 1, 28-35),

thì đó không phải là do công của Mẹ, nhưng là ơn của Chúa.

“Đấng Toàn Năng đã làm cho tôi những điều cao cả” (c. 49).

Maria không có một sự khiêm nhường giả tạo về mình.

Khiêm nhường thực sự là nhìn nhận sự thật.

Mẹ nhìn nhận những điều độc nhất vô nhị Chúa làm cho đời mình.

Ngài đã nhìn xuống đời Mẹ, cuộc đời thấp hèn của một tỳ nữ.

Và cái nhìn cúi xuống của Ngài đã nâng Mẹ lên cao,

khiến cho muôn thế hệ phải ngợi khen, tôn kính (c. 48).

 

Nhưng Maria không phải là người duy nhất được Thiên Chúa thi ân.

Ngài thương xót những ai hèn mọn, đói nghèo, biết kính sợ Chúa.

Ngược lại, Ngài giơ cánh tay biểu dương sức mạnh (cc. 50-53),

để dẹp tan kẻ kiêu căng, hạ bệ người quyền thế, đuổi đi kẻ giàu sang.

Thiên Chúa đầy thương xót, nên cũng mạnh tay để tạo lại sự công bằng,

để đem lại sự no đủ cho người nghèo và sự tự do cho người bị áp bức.

Thiên Chúa ấy cũng trung tín giữ lời hứa với Dân Ítraen (cc. 54-55).

 

Maria đã ở lại với bà chị họ độ ba tháng mới trở về nhà.

Ba tháng mang thai đầu tiên của một người mẹ trẻ đâu có dễ.

Maria đã ở lại để phục vụ cho bà Êlisabét gần ngày sinh.

Mẹ quên gánh nặng của mình để mang gánh nặng của người khác.

Êlisabét hẳn là vui vì được hầu hạ bởi Thân Mẫu Chúa.

Gioan trong bụng mẹ sung sướng vì được gần Đấng Thiên Sai.

Ít khi ta suy niệm chuyện Đức Maria mang thai hơn chín tháng.

Thai Nhi Giêsu lớn dần lên từng ngày trong dạ mẹ, chờ ngày chào đời.

Tình Mẹ-Con cũng lớn lên, thân thiết, gần gũi.

Mang thai và sinh con là niềm vui, nhưng đòi bao hy sinh nhọc nhằn,

nhất là vào thời xưa, khi vệ sinh và tiện nghi không có.

Để sinh Đức Giêsu cho thế giới hôm nay, vẫn cần có những Maria

chấp nhận cưu mang, chấp nhận vượt cạn,

chấp nhận kiên nhẫn chờ đợi để sinh những Giêsu cứng cáp cho thế giới.

 

Cầu nguyện:

 

Con tạ ơn Cha vì những ơn Cha ban cho con,

những ơn con thấy được,

và những ơn con không nhận là ơn.

 

Con biết rằng

con đã nhận được nhiều ơn hơn con tưởng,

biết bao ơn mà con nghĩ là chuyện tự nhiên.

 

Con thường đau khổ vì những gì

Cha không ban cho con,

và quên rằng đời con được bao bọc bằng ân sủng.

 

Tạ ơn Cha vì những gì

Cha cương quyết không ban

bởi lẽ điều đó có hại cho con,

hay vì Cha muốn ban cho con một ơn lớn hơn.

 

Xin cho con vững tin vào tình yêu Cha

dù con không hiểu hết những gì

Cha làm cho đời con. Amen.

 

Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.J




× Thành công! Câu hỏi của cộng đoàn đã được gửi. Câu hỏi của quý vị sẽ được trả lời trong thời gian sớm nhất có thể. Xin cám ơn. Trân trọng.