CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI TRANG WEB TRUYỀN THÔNG GIÁO XỨ THÁNH TÂM      (website đang được phát triển - eMail: GXThanhTamHN@gmail.com) ĐHY Pizzaballa khuyến khích các tín hữu: “Tình yêu mạnh hơn sợ hãi” Trong sứ điệp Chúa Nhật Lễ Lá từ Giêrusalem, Đức Hồng Y Pierbattista Pizzaballa kêu gọi các tín hữu kiên vững trong đức tin giữa những khó khăn hiện tại, đáp lại hận thù bằng hòa bình, chia rẽ bằng hiệp nhất. Đọc tất cả   Đại hội Thánh Thể đầu tiên tại Hoa Kỳ dành cho người khiếm thính Từ ngày 4 đến ngày 6/4/2025, hơn 200 tín hữu Công giáo khiếm thính từ khắp Hoa Kỳ đã tụ họp tại Đền thánh Quốc gia Thánh Elizabeth Ann Seton ở Emmitsburg, Maryland, để cầu nguyện và tôn vinh Thánh Thể trong một Đại hội Thánh Thể của riêng họ - Đại hội Thánh Thể đầu tiên dành cho người khiếm thính ở Hoa Kỳ. Đọc tất cả   Đàng Thánh Giá của các cựu tù binh và thương binh ở Ucraina Tối ngày 11/4/2025, các cựu tù binh, thương binh và người thân của những người lính mất tích đã tham gia buổi cầu nguyện mang ý nghĩa đại kết có tên “Đàng Thánh Giá dành cho tù binh và cầu mong hòa bình trở lại cho Ucraina”. Buổi ngắm Đàng Thánh Giá đã diễn ra trước Nhà thờ chính tòa Thánh Sophia ở thủ đô của Ucraina. Đọc tất cả   Kiến trúc sư Antoni Gaudí, nhà thiết kế Đền thánh Sagrada Familia ở Barcelona, được tôn là “Đấng Đáng kính” Ngày 14/4/2025, Đức Thánh Cha đã cho phép Bộ Tuyên thánh công bố các sắc lệnh, trong đó có sắc lệnh nhìn nhận các nhân đức anh hùng của Tôi tớ Chúa kiến trúc sư người Tây Ban Nha Antonio Gaudí. Với sắc lệnh này, “kiến trúc sư của Thiên Chúa” Antonio Gaudí trở thành Đấng Đáng kính. Đây là một bước quan trọng trong tiến trình tuyên phong Chân phước và phong thánh. Đọc tất cả   Vatican tiếp tục quá trình chuyển đổi sinh thái với 14 xe điện mới Bắt đầu từ ngày 16/4/2025, Vatican sẽ có 14 xe mới sử dụng điện để cổ võ việc di chuyển bằng năng lượng sạch và giảm ô nhiễm. Hai trong số các xe, được điều chỉnh đặc biệt, sẽ được tặng cho Đức Thánh Cha Phanxicô. Đọc tất cả   3.000 sinh viên của các đại học Opus Dei tham dự Tuần Thánh tại Roma Từ ngày 13/4/2025, khoảng 3.000 sinh viên đã tụ họp tại Roma để tham dự Đại hội Univ 2025, một cuộc gặp gỡ quốc tế của sinh viên đại học mong muốn cùng Đức Thánh Cha và Roma sống “Tuần Thánh và lễ Phục sinh trong Năm Thánh này”. Đọc tất cả   Trường nội trú Thánh Giá ở Banahappa mang hy vọng cho trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/SIDA ở Ấn Độ Tại một quốc gia mà HIV/SIDA vẫn còn rất bị kỳ thị, một trường nội trú nhỏ ở Jharkhand đang thay đổi cuộc sống. Trường nội trú Thánh Giá tại Banahappa cung cấp giáo dục, chăm sóc sức khỏe và là nơi trú ẩn cho trẻ em bị nhiễm và bị ảnh hưởng bởi HIV/SIDA. Được thành lập vào năm 2014 với chỉ 45 học sinh, trường hiện đang phục vụ 230 trẻ em. Điều này chứng minh rằng lòng trắc ẩn và sự kiên trì có thể phá vỡ rào cản. Đọc tất cả   Tổng Giám mục Seoul kêu gọi tín hữu hiệp nhất trong hy vọng giữa bất ổn chính trị Trong sứ điệp Phục Sinh năm 2025, Đức Tổng Giám mục Peter Chung Soon-taick của Seoul mời gọi các tín hữu giữ vững tinh thần hiệp nhất trong hy vọng đứng trước tình trạng bất ổn sâu sắc về chính trị mà Hàn Quốc đang đối mặt. Đọc tất cả   Các lãnh đạo của Hội đồng Thế giới các Giáo hội kêu gọi cử hành một ngày lễ Phục sinh chung cố định Lễ Phục Sinh năm nay là một trường hợp đặc biệt bởi vì tất cả các Giáo hội Kitô, Đông phương cũng như Tây phương, đều sẽ cử hành vào ngày 20/4/2025. Nhân sự kiện này, các lãnh đạo Hội đồng Thế giới các Giáo hội đang kêu gọi để việc cử hành cùng một ngày trở thành cố định, như một “dấu hiệu rõ ràng của sự hòa giải và là biểu hiện cụ thể của sự hiệp nhất mà Chúa Kitô đã cầu nguyện”. Đọc tất cả   Israel chỉ cấp giấy phép cho 6.000 Kitô hữu Palestine ở Bờ Tây tham dự lễ Phục Sinh tại các nơi thánh Cha Ibrahim Faltas, Đại diện Dòng Phanxicô tại Thánh Địa, chia sẻ với hãng tin SIR rằng Phục Sinh năm nay, chính quyền Israel chỉ cấp 6.000 giấy phép, chỉ cho một tuần, cho các Kitô hữu Palestine ở Bờ Tây đến tham dự các nghi lễ Tuần Thánh tại các nơi thánh ở Thánh Địa. Đọc tất cả  

Lịch Phụng Vụ


Họ để Người ở đâu? (22.7.2022 – Thứ sáu - Thánh nữ Maria Mađalêna)

21/07/2022
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  

Họ để Người ở đâu? (22.7.2022 – Thứ sáu - Thánh nữ Maria Mađalêna)

 
Họ để Người ở đâu? 
 
Lời Chúa: Ga 20, 1-2.11-18
 
Sáng sớm ngày thứ nhất trong tuần, lúc trời còn tối, bà Maria Mađalêna đi đến mộ, thì thấy tảng đá đã lăn khỏi mộ. Bà liền chạy về gặp ông Simon Phêrô và người môn đệ Ðức Giêsu thương mến. Bà nói: “Người ta đem Chúa đi khỏi mộ; và chúng tôi chẳng biết họ để Người ở đâu!”
 
Bà Maria đứng ở ngoài, gần bên mộ, mà khóc. Bà vừa khóc vừa cúi xuống nhìn vào trong mộ, thì thấy hai thiên thần mặc áo trắng ngồi ở nơi đã đặt thi hài của Ðức Giêsu, một vị ở phía đầu, một vị ở phía chân. Thiên thần hỏi bà: “Này bà, sao bà khóc?” Bà thưa: “Người ta đã lấy mất Chúa tôi rồi, và tôi không biết họ để Người ở đâu!” Nói xong, bà quay lại và thấy Ðức Giêsu đứng đó, nhưng bà không biết là Ðức Giêsu. Ðức Giêsu nói với bà: “Này bà, sao bà khóc? Bà tìm ai?” Bà Maria tưởng là người làm vườn, liền nói: “Thưa ông, nếu ông đã đem Người đi, thì xin nói cho tôi biết ông để Người ở đâu, tôi sẽ đem Người về.” Ðức Giêsu gọi bà: “Maria!” Bà quay lại và nói bằng tiếng Hípri: “Rápbuni!” (nghĩa là ‘lạy Thầy’). Ðức Giêsu bảo: “Thôi, đừng giữ Thầy lại, vì Thầy chưa lên cùng Chúa Cha. Nhưng hãy đi gặp anh em Thầy và bảo họ: ‘Thầy lên cùng Cha của Thầy, cũng là Cha của anh em, lên cùng Thiên Chúa của Thầy, cũng là Thiên Chúa của anh em’.” Bà Maria Mađalêna đi báo cho các môn đệ: “Tôi đã thấy Chúa”, và bà kể lại những điều Người đã nói với bà.
 
Suy nim:
 
Mối tương quan thân thiết giữa Đức Giêsu và Maria Mađalêna
 
đã được một vài tác giả khai thác và dựng thành truyện.
 
Từ tiếng nức nở của Maria Mađalêna bày tỏ tình yêu với Thầy Giêsu
 
trong vở nhạc kịch nổi tiếng Jesus Christ Superstar của thập niên 70,
 
đến chuyện Đức Giêsu bị đóng đinh mà còn mơ lấy Maria làm vợ, đẻ con,
 
trong truyện Cơn Cám Dỗ Cuối Cùng của Nikos Kazantzakis.
 
Gần đây nhất là cuốn Mật mã Da Vinci đã hấp dẫn cả triệu người,
 
dù câu chuyện giữa Đức Giêsu và Maria Mađalêna hoàn toàn hư cấu.
 
Theo các sách Tin Mừng, Maria Mađalêna không hề là gái gọi.
 
Chị không phải là cô Maria ngồi dưới chân Chúa mà nghe (Lc 10, 39),
 
hay là cô Maria xức chân Chúa ở Bêtania bằng dầu thơm hảo hạng (Ga 12, 3).
 
Chị cũng không phải là người phụ nữ tội lỗi ở nhà ông Pharisêu (Lc 7, 36).
 
Maria Mađalêna là người quê ở vùng Mácđala, gần bên hồ Galilê.
 
Chị đã được Đức Giêsu trừ bảy quỷ,
 
và đã đi theo Thầy từ Galilê cùng các bà khác (Lc 8, 1-3; 23, 49. 55).
 
Chị đã theo Thầy đến tận Núi Sọ và đứng bên Thầy bị đóng đinh (Ga 19, 25).
 
Chị là người đầu tiên ra viếng mộ buổi sáng ngày thứ nhất (c. 1).
 
Không thấy xác Thầy, chị hốt hoảng chạy về báo cho hai môn đệ khác (c. 2).
 
Sau đó chị lại đến mộ lần nữa để tìm xác Thầy (c. 11).
 
Nếu không mến Thầy, chị chẳng thể can đảm theo đến cùng như vậy.
 
Ngôi mộ tự nó là nơi buồn, buồn hơn vì xác Thầy cũng không còn đó.
 
Những giọt nước mắt của chị làm ai cũng phải mủi lòng.
 
Thiên thần và Đấng phục sinh đều hỏi một câu giống nhau: Sao chị khóc?
 
Maria khóc vì thấy mình mất đi một điều quý báu.
 
Bận tâm duy nhất ám ảnh chị là tìm lại được xác Thầy.
 
“Chúng tôi không biết họ để Người ở đâu?”
 
Ba lần chị đã nói lời tương tự như thế (cc. 2.13.15).
 
Đấng Phục sinh đến với chị với dáng dấp của một ông làm vườn.
 
Ngài chạm đến nỗi đau của chị: Sao chị khóc?
 
Ngài chạm đến khát vọng của chị: Chị tìm ai?
 
Ngài gọi tên của chị bằng tiếng gọi quen thuộc: Maria.
 
Với giọng nói ấy, chị nhận ngay ra Thầy và reo lên: Rabbouni.
 
Đức Giêsu đã lau khô những giọt lệ của chị và cho tim chị vui trở lại.
 
Chị chỉ mong tìm được xác Thầy, thì lại gặp được chính Thầy đang sống.
 
Maria Mađalêna là người phụ nữ được thấy Chúa đầu tiên (c. 18),
 
và được Chúa sai đi loan Tin Mừng phục sinh cho chính các tông đồ (c. 17).
 
Đời chúng ta nhiều khi như ngôi mộ, mất mát và trống vắng.
 
Chúng ta đau đớn vì mất Chúa, mất những gì mình yêu quý xưa nay.
 
Nhưng nếu ngôi mộ không trống thì làm sao có Tin Mừng phục sinh?
 
Chỉ mong chúng ta tìm kiếm Chúa với rất nhiều tình yêu như chị Maria,
 
vì biết mình sẽ gặp được điều quý hơn cái mình đã mất.
 
Cầu nguyn:
 

Lạy Chúa, Chúa đã chịu chết và sống lại,
 
xin dạy chúng con biết chiến đấu
 
trong cuộc chiến mỗi ngày
 
để được sống dồi dào hơn.
 

Chúa đã khiêm tốn và kiên trì
 
nhận lấy những thất bại trong cuộc đời
 
cũng như mọi đau khổ của thập giá,
 
xin biến mọi đau khổ cũng như mọi thử thách
 
chúng con phải gánh chịu mỗi ngày,
 
thành cơ hội giúp chúng con thăng tiến
 
và trở nên giống Chúa hơn.
 

Xin dạy chúng con biết rằng
 
chúng con không thể nên hoàn thiện
 
nếu như không biết từ bỏ chính mình
 
và những ước muốn ích kỷ.
 

Ước chi từ nay,
 
không gì có thể làm cho chúng con
 
khổ đau và khóc lóc
 
chỉ vì quên đi niềm vui ngày Chúa phục sinh.
 

Chúa là mặt trời tỏa sáng Tình Yêu Chúa Cha,
 
là hy vọng hạnh phúc bất diệt,
 
là ngọn lửa tình yêu nồng nàn;
 
xin lấy niềm vui của Người
 
mà làm cho chúng con nên mạnh mẽ
 
và trở thành mối dây yêu thương,
 
bình an và hiệp nhất giữa chúng con. Amen.
 
(Chân phước Têrêxa Calcutta)



× Thành công! Câu hỏi của cộng đoàn đã được gửi. Câu hỏi của quý vị sẽ được trả lời trong thời gian sớm nhất có thể. Xin cám ơn. Trân trọng.