CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI TRANG WEB TRUYỀN THÔNG GIÁO XỨ THÁNH TÂM      (website đang được phát triển - eMail: GXThanhTamHN@gmail.com) Kinh truyền tin Lễ Hiển Linh 06/01 Như thường lệ, vào lúc 12 giờ trưa ngày 6/1, lễ Chúa Hiển Linh, từ cửa sổ Dinh Tông Tòa, Đức Thánh Cha đọc Kinh Truyền Tin với các tín hữu hiện diện tại Quảng trường Thánh Phêrô. Trong bài huấn dụ ngắn trước khi đọc kinh, Đức Thánh Cha mời gọi các tín hữu suy nghĩ xem mình có tìm kiếm để gặp Chúa không. Ngài nhắc rằng chúng ta có thể nhận ra Chúa Giêsu đang gần gũi với chúng ta, trong Bí tích Thánh Thể, nơi người nghèo, nơi người bị bỏ rơi, nơi tù nhân, và mời gọi dành giờ cho Chúa và tha nhân. Đọc tất cả   Đức Thánh Cha bổ nhiệm Sơ Simona Brambilla làm nữ Tổng trưởng đầu tiên ở Vatican Vào ngày 6/1/2025, Đức Thánh Cha đã bổ nhiệm Sơ Simona Brambilla, một nữ tu người Ý thuộc Dòng Truyền giáo Consolata, làm Tổng trưởng của Bộ các Tu hội Đời sống Thánh hiến và các Hiệp hội Đời sống Tông đồ. Đọc tất cả   Kinh Truyền Tin 6/1/2025: Chúng ta có lên đường tìm gặp Chúa như các Đạo sĩ không? Vào lúc 12 giờ trưa ngày 6/1/2025, lễ Chúa Hiển Linh, từ cửa sổ Dinh Tông Tòa, Đức Thánh Cha đã đọc Kinh Truyền Tin với các tín hữu hiện diện tại Quảng trường Thánh Phêrô. Trong bài huấn dụ ngắn trước khi đọc kinh, ngài mời gọi các tín hữu suy nghĩ xem mình có tìm kiếm để gặp Chúa không. Ngài nhắc rằng chúng ta có thể nhận ra Chúa Giêsu đang gần gũi với chúng ta, trong Bí tích Thánh Thể, nơi người nghèo, nơi người bị bỏ rơi, nơi tù nhân. Đọc tất cả   Đức Thánh Cha chủ sự lễ Chúa Hiển Linh tại Đền thờ Thánh Phêrô Vào lúc 10 giờ sáng thứ Hai ngày 6/1/2025, tại Đền thờ Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha đã chủ sự lễ Chúa Hiển Linh. Trong bài giảng, ngài suy tư về ba đặc tính của ngôi sao chỉ đường cho các Đạo sĩ: rực sáng, mọi người có thể nhìn thấy và chỉ đường. Ngài mời gọi các tín hữu trở thành ánh sáng đưa mọi người đến với Chúa bằng cách làm cho tâm hồn chúng ta sáng ngời trong đức tin, với ánh nhìn quảng đại khi chào đón, và bằng những cử chỉ và lời nói đầy tình huynh đệ, đầy lòng nhân hậu và nhân ái. Đọc tất cả   Kinh truyền tin 05/01: Đừng ngại bước đi! Trưa Chúa Nhật 5/1, Đức Thánh Cha đã cùng đọc Kinh Truyền Tin với các tín hữu hiện diện tại quảng trường thánh Phêrô. Tại Roma, lễ Hiển linh được cử hành đúng ngày 6/1, vì vậy Đức Thánh Cha đã có bài huấn dụ ngắn dựa trên đoạn Tin Mừng Chúa Nhật II Mùa Giáng Sinh. Đọc tất cả   ĐHY Giám quản Đền thờ Thánh Phaolô ngoại thành mở Cửa Thánh Đền thờ Sáng Chúa Nhật ngày 5/1/2025, Đức Hồng y James Harvey, Giám quản Đền thờ Thánh Phaolô ngoại thành, đã chủ sự nghi thức mở Cửa Thánh Đền thờ. Ngài nói rằng Năm Thánh 2025 mời gọi chúng ta trở thành những người hành hương, bước đi trên các nẻo đường thế giới loan báo về Chúa Kitô Phục Sinh. Ngài nhắc lại lời Đức Thánh Cha rằng chúng ta không được chỉ thỏa mãn với việc có niềm hy vọng, nhưng cũng cần tỏa ra hy vọng, là người gieo hy vọng, món quà đẹp nhất mà Giáo hội trao cho nhân loại. Đọc tất cả   ĐHY Chu Thủ Nhân yêu cầu ngừng lãng phí thực phẩm, ngược đãi thụ tạo Trong một bài báo đăng trên Examiner, ấn phẩm trực tuyến của giáo phận Hồng Kông vào ngày 3/1/2024, Đức Hồng y Chu Thủ Nhân của Hồng Kông đã nhấn mạnh đến việc cần chấm dứt lãng phí thực phẩm. Ngài nói rằng điều này phù hợp với việc tôn trọng nhân quyền và chăm sóc công trình sáng tạo của Thiên Chúa. Đọc tất cả   Các giám mục Tây Ban Nha lên án chương trình truyền hình Tây Ban Nha chế giễu ảnh Thánh Tâm Chúa Giêsu Các giám mục Tây Ban Nha đã lên tiếng sau khi người dẫn chương trình đếm ngược năm mới trên truyền hình công cộng Tây Ban Nha chiếu trong chương trình phát sóng một bức ảnh như ảnh Thánh Tâm Chúa Giêsu truyền thống, nhưng gương mặt Chúa Giêsu bị thay bằng khuôn mặt của linh vật của một chương trình nổi tiếng. Đọc tất cả   Đức Thánh Cha nói với các nữ tu Đaminh: truyền giáo bằng sự thánh thiện, chuẩn bị nghề nghiệp và vui tươi Sáng thứ Bảy ngày 4/1/2024, gặp gỡ các nữ tu tham dự tổng hội của các nữ tu Đaminh truyền giáo trong giáo dục, Đức Thánh Cha cám ơn công việc của họ đặc biệt trong lĩnh vực giới trẻ! Ngài khuyến khích họ hãy tiếp tục tiến bước với sự cởi mở và lòng can đảm, sẵn sàng đổi mới chính mình khi cần thiết, bằng đời sống thánh thiện, sự chuẩn bị và vui tươi niềm nở. Đọc tất cả   Đức Thánh Cha: Phương pháp giáo dục của Thiên Chúa là sự gần gũi Gặp gỡ một số hiệp hội thuộc lĩnh vực giáo dục vào sáng ngày 4/1/2024, Đức Thánh Cha nhắc nhở họ rằng “phương pháp giáo dục” của Thiên Chúa là sự gần gũi. "Như người thầy bước vào thế giới học trò, Thiên Chúa chọn sống giữa loài người để giảng dạy bằng ngôn ngữ sự sống và tình yêu". Đọc tất cả  

Lịch Phụng Vụ


Đức Giêsu khóc (17.11.2022 – Thứ Năm Tuần 33 TN - Thánh Êlisabeth Hungari)

16/11/2022
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  

Đức Giêsu khóc (17.11.2022 – Thứ Năm Tuần 33 TN - Thánh Êlisabeth Hungari)

 
Đức Giêsu khóc
 
Lời Chúa: Lc 19, 41-44
 
Khi đến gần Giêrusalem và trông thấy thành, Ðức Giêsu khóc thương mà nói: “Phải chi ngày hôm nay ngươi cũng nhận ra những gì đem lại bình an cho ngươi! Nhưng hiện giờ, điều ấy còn bị che khuất, mắt ngươi không thấy được. Thật vậy, sẽ tới những ngày quân thù đắp luỹ chung quanh, bao vây và công hãm ngươi tư bề. Chúng sẽ đè bẹp ngươi và con cái đang ở giữa ngươi, và sẽ không để hòn đá nào trên hòn đá nào, vì ngươi đã không nhận biết thời giờ ngươi được Thiên Chúa viếng thăm.”
 
Suy nim:
 
Người ta có thể khóc vì nhiều lý do.
 
Khóc vì buồn thương, khóc vì tình yêu của mình bị từ chối.
 
Khóc vì tiếc nuối một điều tốt đẹp bị hủy hoại.
 
Một người đàn ông khóc là chuyện không thường xảy ra.
 
Chính vì thế chúng ta ngỡ ngàng khi thấy Đức Giêsu khóc.
 
Con Thiên Chúa nhập thể biết đến nỗi đau của phận người.
 
Giọt nước mắt của Ngài cho thấy Ngài thật sự có một trái tim.
 
Đức Giêsu khóc khi đến gần và trông thấy thành phố Giêrusalem.
 
Trong thành Giêrusalem có ngôi Đền thờ lộng lẫy (Lc 21, 5).
 
Đền thờ ấy là Đền thờ thứ hai được xây sau khi dân lưu đày trở về.
 
Còn Đền thờ thứ nhất do Salômôn xây, đã bị quân Babylon phá hủy.
 
Vua Hêrôđê Cả đã trùng tu và nới rộng Đền thờ thứ hai này.
 
Công việc sửa sang kéo dài từ năm 20 trước công nguyên,
 
đến năm 64 sau công nguyên mới hoàn tất.
 
Vào thời gian này, người Do Thái nổi dậy chống lại quân Rôma.
 
Vào lễ Vượt qua năm 70, thành phố bị vây hãm (c. 43).
 
Đền thờ bị thiêu hủy sau tám mươi tư năm tu sửa.
 
Đây là một bi kịch lớn mà Đức Giêsu đã linh cảm với nỗi đớn đau.
 
Bài Tin Mừng hôm nay
 
nằm ngay sau biến cố Đức Giêsu lên Giêrusalem lần cuối (Lc 19, 28).
 
Ngài biết đây là lần cuối, nên giữa bầu khí tung hô của dân chúng,
 
Đức Giêsu lại rơi vào nỗi đau buồn, xót xa.
 
Ngài sẽ là vị ngôn sứ phải chết ở trong thành này (Lc 13, 33).
 
Như mọi người Do Thái khác, Đức Giêsu quý thành phố và Đền thờ.
 
Thành phố Giêrusalem là thủ đô của đất nước.
 
Đền thờ là nơi mỗi năm Ngài lên đó dự các lễ lớn đôi ba lần.
 
Đây là nhà Cha của Ngài, là nhà cầu nguyện (Lc 2, 49; 19, 46).
 
Nhưng mọi điều tốt đẹp Ngài đang thấy, có ngày sẽ đổ vỡ tan hoang.
 
“Không để hòn đá nào trên hòn đá nào” (c. 44).
 
Thiên Chúa là Đấng đã đi thăm Dân Israel (Lc 1, 68; 7, 16; 19, 44).
 
Ngài thăm Dân Ngài qua Người Con là Đức Giêsu (Lc 1, 78).
 
Ngài đến thăm để đem ơn cứu độ, đem lại bình an (c. 42).
 
Hôm nay Thiên Chúa vẫn tiếp tục đi thăm nhân loại.
 
Ngài vẫn sai Con của Ngài đến với chúng ta để ban ơn bình an.
 
Nhưng con người hôm nay có thể khép lòng, và để lỡ cơ hội quý báu.
 
“Ngài đã đến nhà mình, nhưng người nhà chẳng chịu đón nhận” (Ga 1, 11).
 
Làm sao mỗi Kitô hữu nhận ra thời điểm Ngài đến thăm mình? (c. 44).
 
Thế giới Tây phương hôm nay đang có khuynh hướng loại trừ Thiên Chúa.
 
Họ nhân danh tự do tôn giáo để loại trừ tôn giáo ra khỏi đời sống xã hội.
 
Nhưng không có Trời thì ai ở được với ai.
 
Nhân loại bị kéo vào những cuộc chiến tranh, thù hận không lối thoát.
 
Hãy để Thiên Chúa đi vào đời bạn và chi phối những chọn lựa của bạn.
 
Chỉ trong Thiên Chúa mọi sự mới có nền tảng vững bền.
 
Nếu không, như Giêrusalem, chúng ta chỉ còn là những bức tường than khóc.
 
Cầu nguyn:
 
Lạy Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa,
 
Chúa đã muốn trở nên con của loài người,
 
con của trái đất, con của một dân tộc.
 
Chúa vẫn yêu mến dân tộc của Chúa
 
dù họ từ khước Tin Mừng
 
và đóng đinh Chúa vào thập giá.
 
Xin cho chúng con biết yêu mến quê hương,
 
một quê hương còn nghèo nàn lạc hậu
 
sau những năm dài chiến tranh,
 
một quê hương đang mở ra trước thế giới
 
nhưng lại muốn giữ gìn bản sắc dân tộc
 
và bảo vệ nền đạo lý của cha ông.
 
Xin cho chúng con đừng nhắm mắt ngủ yên
 
trong sự an toàn và tiện nghi vật chất,
 
nhưng biết trăn trở trước nỗi khổ đau,
 
và làm một điều gì đó thật cụ thể
 
cho những đồng bào quanh chúng con.
 
Ước gì chúng con biết phục vụ đất nước
 
bằng khối óc, quả tim và đôi tay.
 
Và ước gì chúng con biết khiêm tốn
 
cộng tác với muôn người thiện chí.



× Thành công! Câu hỏi của cộng đoàn đã được gửi. Câu hỏi của quý vị sẽ được trả lời trong thời gian sớm nhất có thể. Xin cám ơn. Trân trọng.