CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI TRANG WEB TRUYỀN THÔNG GIÁO XỨ THÁNH TÂM      (website đang được phát triển - eMail: GXThanhTamHN@gmail.com) ĐTC Lêô kêu gọi hành động cho việc Chăm sóc thụ tạo Ngày 2/7, hướng đến Ngày Thế giới Cầu nguyện cho việc Chăm sóc Thụ tạo lần thứ 10 sẽ được cử hành vào ngày 1/9, Đức Thánh Cha Lêô XIV đã công bố sứ điệp với chủ đề “Hạt giống của Hòa bình và Hy vọng”, gợi lại hình ảnh Kinh Thánh về hạt giống được gieo vào lòng đất để sinh hoa kết trái, như chính Chúa Kitô là hạt giống đem lại sự sống cho trần gian. Đọc tất cả   Lời kêu gọi của Giáo hội Nam bán cầu về công bằng khí hậu và hoán cải sinh thái Trong văn kiện “Lời kêu gọi công bằng khí hậu và Ngôi nhà chung: hoán cải về sinh thái, chuyển đổi và chống lại các giải pháp sai lầm”, các Giám mục ở Nam bán cầu kêu gọi công bằng, công lý, bảo vệ” để bảo vệ các nhóm dân bản địa, hệ sinh thái, cộng đồng nghèo đói, những người dễ bị tổn thương; cổ võ hoán cải sinh thái thực sự và thay đổi các mô hình của nền kinh tế ngày nay, phê bình mạnh mẽ chủ nghĩa tư bản “xanh” và các cách tiếp cận kỹ trị. Đọc tất cả   Các Giám mục Peru mời Đức Thánh Cha Lêô viếng thăm nước này Theo một thông báo của Hội đồng Giám mục Peru, phái đoàn các Giám mục, trong đó có Đức Cha Carlos García Camader, Giám mục giáo phận Lurín, Chủ tịch Hội đồng Giám mục, đã yết kiến Đức Thánh Cha Lêô XIV hôm 30/6/2025 và chính thức mời ngài viếng thăm Peru với lời bảo đảm rằng sự hiện diện của ngài sẽ canh tân niềm hy vọng của người dân Peru. Đọc tất cả   Đức Hồng y Dri, vị giải tội được Đức Phanxicô xem là gương mẫu về lòng thương xót, qua đời Đức Hồng y Luis Pascual Dri, quen được gọi là Cha Dri, một tu sĩ người Argentina thuộc dòng Capuchino, người được Đức Giáo hoàng Phanxicô xem như mẫu gương trong tòa giải tội khi giải tội nhiều giờ và luôn tha thứ theo gương Chúa Giêsu, đã qua đời ngày 30/6 tại Buenos Aires, hưởng thọ 98 tuổi. Đọc tất cả   Tài liệu đồng hành với giai đoạn thực hiện của Thượng Hội đồng về hiệp hành sẽ được công bố ngày 7/7 Vào ngày 7/7/2025, tài liệu được soạn thảo để đồng hành với giai đoạn thực hiện của tiến trình hiệp hành sẽ được công bố trên trang web của Ủy ban Thư ký Thượng Hội đồng (www.synod.va). Tài liệu đã được thông qua bởi Hội đồng thường trực của Thượng Hội đồng lần thứ 16 diễn ra trong hai ngày 26 và 27/6/2025. Đọc tất cả   Gặp gỡ các Giám mục Ucraina, ĐTC Lêô XIV cầu nguyện cho hòa bình trở lại với Ucraina Gặp gỡ các Giám mục thành viên của Giáo hội Công giáo Đông phương Ucraina vào sáng thứ Tư ngày 2/7/2025, Đức Thánh Cha nhìn nhận rằng trong bối cảnh lịch sử hiện tại, khó nói về hy vọng cho những người Ucraina, nhưng nhiều chứng từ về đức tin và hy vọng của người Ucraina cho thấy sức mạnh của Thiên Chúa giữa đống đổ nát của hủy diệt. Ngài cầu cho hòa bình trở lại trên Ucraina. Đọc tất cả   Đức Thánh Cha gởi sứ điệp đến hội nghị FAO: “Đã đến lúc hành động, không chỉ là khẩu hiệu” Nhân dịp Tổ chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc (FAO) kỷ niệm 80 năm thành lập và đang nhóm Hội nghị lần thứ 44, Đức Thánh Cha Lêô XIV đã gửi một sứ điệp kêu gọi hành động khẩn thiết để chấm dứt nạn đói, bảo vệ người nghèo và thúc đẩy hòa bình toàn cầu. Đọc tất cả   Cha sở giáo xứ Công giáo ở Gaza: Sự im lặng của quốc tế giết chết hy vọng Phát biểu với hãng tin SIR của Hội đồng Giám mục Ý, Cha Gabriel Romanelli, cha sở giáo xứ Công giáo Thánh Gia, giáo xứ duy nhất ở Dải Gaza, nói rằng “Không chỉ có vũ khí giết người ở Gaza, mà sự im lặng của quốc tế hiện cũng đang đè nặng lên Dải Gaza”. Ngài kêu gọi quốc tế lên tiếng về cuộc chiến và không được quen với tình trạng đang xảy ra ở Gaza. Đọc tất cả   Các nhà thờ ở Syria cử hành lại phụng vụ trong bối cảnh an ninh thắt chặt Một tuần sau khi Nhà thờ Mar Elias ở Damascus, Syria, bị tấn công, vào Chúa Nhật ngày 29/6/2025, các nhà thờ đã cử hành lại phụng vụ, dù số người tham dự ít hơn đáng kể do bầu không khí sợ hãi và lo lắng bao trùm. Đọc tất cả   ĐHY Parolin mời gọi các Giám mục Nhật Bản làm chứng tá cho sự hiệp nhất và phổ quát của Giáo hội Đồng tế Thánh lễ với các giám mục Nhật Bản tại Nhà thờ chính tòa Đức Maria ở Osaka, Đức Hồng y Pietro Parolin nói rằng “khi mà mọi khía cạnh của cuộc sống — văn hóa, sắc tộc, lợi ích kinh tế, chính trị, địa vị xã hội — dường như là nguồn gốc của sự chia rẽ, thì sự hiệp nhất của chúng ta chính là lời chứng lớn nhất và chân thực nhất mà các môn đệ của Chúa Kitô có thể mang đến cho thế giới”. Đọc tất cả  

Lịch Phụng Vụ


LOAN BÁO TIN MỪNG (15.12.2024 – CHÚA NHẬT TUẦN 3 MÙA VỌNG NĂM C)
Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, SJ
 
Tôi thì lấy nước mà rửa các ngươi, nhưng Đấng quyền năng hơn tôi sẽ đến, tôi không xứng đáng cởi dây giầy cho Người. Chính Người sẽ rửa các ngươi trong Chúa Thánh Thần và lửa.
Bài Ðọc I: Xp 3, 14-18a
“Chúa sẽ hân hoan vì người”.
Trích sách Tiên tri Xôphônia.
Hỡi thiếu nữ Sion, hãy cất tiếng ca! Hỡi Israel, hãy hoan hỷ! Hỡi thiếu nữ Giêrusalem, hãy hân hoan và hãy nhảy mừng hết tâm hồn! Chúa đã rút lại lời kết án ngươi và đã đẩy lui quân thù của ngươi. Vua Israel là Chúa ở giữa ngươi, ngươi không còn sợ khổ cực nữa. Trong ngày đó, ở Giêrusalem thiên hạ sẽ nói rằng: Hỡi Sion, đừng sợ, tay ngươi sẽ hết rã rời! Chúa là Thiên Chúa ngươi, là Đấng mạnh mẽ ở giữa ngươi, chính Người cứu thoát ngươi. Người hân hoan vui mừng vì ngươi. Người cảm động yêu thương ngươi, và vì ngươi, Người sung sướng reo mừng. Những kẻ hư hỏng bỏ lề luật, Ta sẽ quy tụ họ lại, vì họ cũng là con cái ngươi.
Đó là lời Chúa.
 
Đáp ca: Is 12, 2-3. 4bcd. 5-6
Ðáp: Hãy nhảy mừng và ca ngợi, vì ở giữa ngươi, có Đấng Thánh của Israel thật cao cả..
Xướng: 1) Ðây Thiên Chúa, Đấng Cứu Chuộc tôi. Tôi sẽ tin tưởng mà hành động, tôi không run sợ: Vì Thiên Chúa là sức mạnh của tôi và là Đấng tôi ca ngợi. Người trở nên phần rỗi của tôi.
Ðáp: Hãy nhảy mừng và ca ngợi, vì ở giữa ngươi, có Đấng Thánh của Israel thật cao cả..
2) Các ngươi sẽ hân hoan múc nước nơi suối Đấng cứu độ: Hãy tung hô Chúa, hãy kêu cầu thánh danh Người, hãy công bố cho các dân tộc biết các kỳ công của Người, hãy nhớ rằng danh Người rất cao trọng.
Ðáp: Hãy nhảy mừng và ca ngợi, vì ở giữa ngươi, có Đấng Thánh của Israel thật cao cả.
3) Hãy hát mừng Chúa, vì Người đã làm những việc cả thể, hãy công bố việc này trên khắp địa cầu. Hỡi dân Sion, hãy nhảy mừng và ca ngợi, vì ở giữa ngươi, Đấng Thánh của Israel thật cao cả.
Ðáp: Hãy nhảy mừng và ca ngợi, vì ở giữa ngươi, có Đấng Thánh của Israel thật cao cả.
 
Bài Ðọc II: Pl 4,4-7
“Chúa gần đến”.
Trích thư Thánh Phaolô Tông đồ gởi tín hữu Philipphê.
Anh em thân mến, anh em hãy vui luôn trong Chúa ! Tôi nhắc lại một lần nữa: anh em hãy vui lên. Đức ôn hoà của anh em phải sáng tỏ trước mặt mọi người, vì Chúa đã gần đến. Anh em đừng lo lắng gì hết, nhưng trong khi cầu nguyện, anh em hãy trình bày những ước vọng lên cùng Chúa, bằng kinh nguyện và lời cầu xin đi đôi với lời cảm tạ. Và bình an của Thiên Chúa vượt mọi trí hiểu, sẽ giữ gìn lòng trí anh em trong Chúa Giêsu Kitô.
Đó là lời Chúa.
 
Alleluia: Is 61,1; x.Lc 4,18)
Alleluia, alleluia! - Thánh Thần Chúa ngự trên tôi. Người đã sai tôi đem tin mừng cho người nghèo khó. - Alleluia.
 
Phúc Âm: Lc 3, 10-18
“Còn chúng tôi, chúng tôi phải làm gì?”.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.
Khi ấy, dân chúng hỏi Gioan rằng: “Vậy chúng tôi phải làm gì ?” Ông trả lời: “Ai có hai áo, hãy cho người không có, ai có của ăn, cũng hãy làm như vậy”. Cả những người thu thuế cũng đến xin chịu phép rửa và thưa rằng: “Thưa Thầy, chúng tôi phải làm gì ?” Gioan đáp: “Các ngươi đừng đòi gì quá mức đã ấn định cho các ngươi”. Các quân nhân cũng hỏi: “Còn chúng tôi, chúng tôi phải làm gì ?” Ông đáp: “Đừng ức hiếp ai, đừng cáo gian ai, các ngươi hãy bằng lòng với số lương của mình”. Vì dân chúng đang mong đợi và mọi người tự hỏi trong lòng về Gioan rằng: “Có phải chính ông là Đức Ki tô chăng ?” Gioan trả lời cho mọi người rằng: “Tôi thì lấy nước mà rửa các ngươi, nhưng Đấng quyền năng hơn tôi sẽ đến, tôi không xứng đáng cởi dây giầy cho Người. Chính Người sẽ rửa các ngươi trong Chúa Thánh Thần và lửa. Người cầm nia trong tay mà sẩy sân lúa của người, rồi thu lúa vào kho, còn rơm thì đốt đi trong lửa không hề tắt !”. Ông còn khuyên họ nhiều điều nữa khi rao giảng tin mừng cho dân chúng.
Đó là lời Chúa.
 
BÀI 1: LOAN BÁO TIN MỪNG
Suy Niệm
Chúa nhật thứ Ba Mùa Vọng có tên là Chúa Nhật Gaudete.
Gaudete có nghĩa là “Nào ta hãy vui lên!”
Chúa nhật hôm nay chủ tế có thể mặc áo lễ màu hồng.
Cả hai Bài Đọc và Đáp Ca đều mời gọi vui lên:
“Reo vui lên, hỡi thiếu nữ Xion! hò vang lên, hỡi Ítrael!”
vì Đức Chúa, đang ngự giữa ngươi, đã rút lại án phạt.
Hòa mình với niềm vui của Dân riêng,
chính Đức Chúa cũng nhảy mừng hoan hỷ (Xp 3,17).
Thánh Phaolô đã khẩn khoản kêu gọi tín hữu Philípphê:
“Anh em hãy vui luôn trong Chúa.
Tôi nói lại một lần nữa: anh em hãy vui lên!” (Pl 4,4).
Bài Đáp ca cũng ngân nga điệp khúc mời gọi:
“Dân Xion, hãy mừng rỡ reo hò, vì giữa ngươi,
Đức Thánh của Israel quả thật là vĩ đại” (Is 12,2).

Tuy nhiên, bài Tin Mừng lại có vẻ không vui.
Khi dân chúng đến với Gioan để xin chịu phép rửa,
Ông đã gọi họ là nòi rắn độc,
đang tìm cách lẩn tránh cơn thịnh nộ của Thiên Chúa.
Gioan mô tả khuôn mặt của Đấng Mêsia sắp đến
như người đang cầm rìu trong tay,
sẵn sàng chặt bất cứ cây nào không sinh quả tốt (Lc 3,9).
Đấng ấy như người cầm cái chĩa rê lúa trên sân,
thóc mẩy cho vào kho, còn thóc lép thì đốt đi (Lc 3,17).
Trong cái nhìn của Gioan, Đấng Mêsia quả thật đáng sợ.
Đấng ấy đến như để thiêu hủy bằng lửa:
cây không sinh trái bị quăng vào lửa,
thóc lép hay trấu cũng chịu chung số phận trong lửa.
Và cả phép rửa của Đấng ấy cũng trong lửa (Lc 3,16).
Có ai chờ mong một Đấng Mêsia kinh khủng như thế không?
Dù vậy Gioan vẫn coi việc Đấng Mêsia đến là một Tin Mừng.
Và “ông đã loan báo Tin Mừng đó cho dân” (Lc 3,18).

Nhìn sâu, ta mới thấy màu hồng của bài Tin Mừng hôm nay,
Đấng Mêsia mà dân Do-thái chờ đợi, nay đã đến.
Đấng ấy cao trọng đến nỗi Gioan chẳng đáng là đầy tớ,
cúi xuống để cởi quai dép cho Ngài.
Đấng ấy sẽ đến ban phép rửa để thanh tẩy.
Phép rửa này vượt trội so với phép rửa của Gioan,
vì là phép rửa trong Thánh Thần (x. Cv 19,1-7).
Như thế thời đại thiên sai huy hoàng nay đã đến.
Dòng lịch sử dân Do-thái đã sang một trang mới.
Đấng Mêsia đem đến màu hồng cho dòng lịch sử.

Chúng ta thường nghĩ hối cải phải mang màu tím.
Thánh lễ hôm nay cho thấy hối cải còn có màu hồng, màu vui.
Vui vì bao đoàn người đáp lại lời mời của Gioan,
đến lãnh nhận phép rửa của ông để tỏ lòng hối cải.
Vui vì ai cũng có một ước mơ, một câu hỏi như nhau:
“Vậy chúng tôi phải làm gì ?” (Lc 3,10.12.14).
Tất cả đều hiểu hối cải không chỉ là buồn bã ăn năn,
nhưng là đổi lối nghĩ, dẫn đến đổi lối sống.
Chính Gioan dạy cho ta biết thế nào là hối cải thực sự.
Hối cải là để cho cây đời mình sinh trái, trái ngon (Lc 3,8.9).
Hối cải là quảng đại chia sẻ chiếc áo dư của mình,
để mình chỉ còn một áo, ngang bằng với người khác.
Hối cải là không lạm dụng quyền lực để chèn ép,
hay đòi hỏi người khác quá mức ấn định.
Hối cải đơn giản là thắng được lòng tham nơi mình,
bằng lòng và vui lòng với những gì mình đang có.
Như thế hối cải có màu hồng, và làm thế giới thêm hồng.

Dù Đức Chúa đã đến từ hai ngàn năm qua,
nhưng thế giới hôm nay vẫn ảm đạm bởi bao chuyện.
Biết bao tai họa con người gây cho nhau và cho trái đất.
Không đổ lỗi cho Trời được, khi trái đất nóng lên,
khi chiến tranh, dịch bệnh, ô nhiễm hoành hành,
khi con người sống với nhau như loài sói.
Chúng ta phải xây dựng bình an, công bằng, bác ái,
phải điểm tô màu hồng cho mọi nơi mình sống,
để Mùa Vọng năm nay thật là hồng.

Cầu Nguyện
Tất cả những gì chúng con nên nghĩ
nhưng đã không nghĩ.
Tất cả những gì chúng con nên nói
nhưng đã không nói.
Tất cả những gì chúng con nên làm
nhưng đã không làm.
Tất cả những gì chúng con không nên nghĩ
nhưng đã nghĩ.
Tất cả những gì chúng con không nên nói
nhưng đã nói.
Tất cả những gì chúng con không nên làm
nhưng đã làm.
Về hết mọi ý nghĩ, lời nói và việc làm của chúng con,
lạy Chúa, chúng con xin Chúa tha thứ.
(Lời nguyện vùng Persia)
 
BÀI 2: SÁM HỐI
Suy Niệm
Màu tím bao trùm mùa Vọng.
Các Kitô hữu lo sám hối để lãnh nhận bí tích Hòa giải.
Nhiều người ngại xưng tội, ngại đào bới lại quá khứ.
Xưng tội mang dáng dấp của một cái gì buồn thảm!
Thật ra bí tích Hòa giải là một điều tươi tắn hơn nhiều.
Sám hối không phải chỉ là quay về quá khứ,
mà còn là hướng đến tương lai với rất nhiều hy vọng.
Sám hối còn có màu hồng như màu áo lễ hôm nay.

Khi dân chúng đến với Gioan, nhận phép rửa sám hối,
họ đã hỏi ông: Chúng tôi phải làm gì đây?
Cả những người thu thuế và binh lính cũng hỏi như thế.
Chúng tôi: sám hối mang tính tập thể, tính liên đới.
Hội Thánh chúng tôi cùng chịu trách nhiệm về sự dữ.
Phải: một thúc bách của trái tim hoán cải thực sự.
Làm gì đây: sám hối không phải chỉ là một cảm xúc,
tuy thánh thiện, nhưng lại mông lung, xa rời thực tế.
Sám hối đích thực đưa đến một hành động cụ thể.
Gioan đã cho ta những câu trả lời còn nguyên giá trị.
Sám hối là sống bác ái, có hai chia một.
Nhường cơm sẻ áo là ra khỏi nỗi bận tâm về mình.
Sám hối là sống công bằng, không tham lam vơ vét,
không dùng quyền lực để cưỡng đoạt, áp bức ai.
Sám hối là hết nô lệ cho của cải, tiền bạc, quyền lực.
Như thế dọn đường cho Chúa đến bằng sám hối
đòi ta chỉnh đốn lại con đường đến với tha nhân.
Trở về với Chúa diễn tả qua việc trở về với anh em.
Gioan không bắt những người thu thuế bỏ cái nghề ô nhục,
cũng không đòi những người lính Do thái bỏ phục vụ Hêrôđê.
Ông cũng không bảo họ lên Ðền Thờ dâng lễ đền tội,
hay vào hoang địa sống nhiệm nhặt như mình.
Họ cứ làm nghề của họ, nhưng với một tinh thần mới.
Sám hối thực sự thì đụng đến bàn tay,
một bàn tay chứa đựng cả con tim và khối óc.

Trong mùa Vọng này, chúng ta hỏi nhau: mình phải làm gì?
Giới trẻ hôm nay muốn cảm thấy mình có ích,
và muốn dùng thời giờ của mình sao cho có ý nghĩa.
Hãy gặp nhau, chấp nhận nhau và làm việc với nhau,
Hãy cùng nhau làm một điều tốt nào đó cho đồng bào.
Hãy cho thấy mình là người có đức tin.
Ðức tin được diễn tả qua hành động yêu thương cụ thể,
và yêu thương lại làm cho đức tin lớn lên.
Xưng tội cần dốc lòng chừa.
Dốc lòng chừa đòi đổi lối nghĩ và lối sống.
Ðứa con thứ cần sống khác, sau khi trở về nhà Cha.

Chúng ta đã được chịu phép rửa trong Thánh Thần,
nhưng chúng ta vẫn cần được Thánh Thần thanh tẩy mỗi ngày.
Chúng ta không thể tự mình canh tân cuộc sống.
Trở lại với tình yêu là hồng ân của Thánh Thần.
Ước gì chúng ta mềm mại để cho Ngài uốn nắn
và dạy ta biết làm gì để bày tỏ lòng hoán cải.

Gợi ý chia sẻ
1. Có những tội cá nhân và những tội tập thể. Bạn thấy nhóm của bạn, giáo xứ của bạn, Hội Thánh của bạn thường vấp vào những khuyết điểm hay thiếu sót nào, thậm chí tội nào, đối với Chúa và tha nhân?
2. Tội tâp thể cần có một cuộc sám hối tập thể. Nhóm của bạn định làm một việc cụ thể nào để bày tỏ lòng sám hối tích cực trong mùa Vọng này?

Cầu Nguyện
Lạy Chúa Giêsu,
con đường dài nhất là con đường từ tai đến tay.
Chúng con thường xây nhà trên cát,
vì chỉ biết thích thú nghe Lời Chúa dạy,
nhưng lại không dám đem ra thực hành.
Chính vì thế
Lời Chúa chẳng kết trái nơi chúng con.

Xin cho chúng con
đừng hời hợt khi nghe Lời Chúa,
đừng để nỗi đam mê làm Lời Chúa trở nên xa lạ.
Xin giúp chúng con dọn dẹp mảnh đất đời mình,
để hạt giống Lời Chúa được tự do tăng trưởng.
Ước gì ngôi nhà đời chúng con
được xây trên nền tảng vững chắc,
đó là Lời Chúa,
Lời chi phối toàn bộ cuộc sống chúng con.
 
BÀI 3: CHÚNG TÔI PHẢI LÀM GÌ ĐÂY?
Suy Niệm
Lắm khi lối sống đạo hình thức và cằn cỗi của ta
làm nhiều người coi Kitô giáo là một thứ duy tâm
tự ru ngủ với những ý tưởng tuy đẹp
nhưng chẳng bao giờ trở thành hiện thực trong cuộc sống.
Thực ra Kitô giáo là tôn giáo của hành động, của việc làm,
niềm tin đích thực đòi nhập cuộc và dấn thân,
tình yêu đích thực đòi thực hiện một cuộc cách mạng
nơi từng cá nhân cũng như ngoài xã hội.
Khi đọc Tin Mừng theo thánh Luca,
ta thấy động từ làm được nhắc lại nhiều lần.
Tại sao anh em gọi Thầy: Lạy Chúa, lạy Chúa!
mà anh em không làm điều Thầy dạy? (Lc 6,46).
Người nghe mà không làm
thì giống như người xây nhà không nền móng (Lc 6,49).
Cuối cuộc đối thoại với một luật sĩ, Ðức Giêsu bảo ông:
Hãy làm như vậy và ông sẽ được sống (Lc 10,28).
Sau khi kể dụ ngôn người Samaria nhân hậu,
Ngài còn dặn ông: Hãy đi và làm như vậy (Lc 10,37).

Con đường dài nhất là con đường từ tai đến tay.
Ðức Giêsu muốn chúng ta đi hết con đường đó.
Chúng tôi phải làm gì đây?
Câu hỏi này được nhắc lại ba lần trong đoạn Tin Mừng.
Những người đến với Gioan để chịu phép rửa
đã không chỉ sám hối về quá khứ tội lỗi
mà còn muốn tìm một hướng sống cho tương lai.
Hoán cải đích thực đòi thay đổi cách sống.
Ông Dakêu đã chia phân nửa tài sản cho người nghèo.
Gioan Tẩy giả mời người có hai áo chia cho kẻ không có.
Hoán cải thực sự đòi phải trả giá
vì nó đụng đến bản thân tôi ở chỗ sâu nhất.
Chính vì thế, hoán cải là một ơn ta phải xin
và can đảm đón nhận.
Mùa Vọng là thời gian hoán cải để chờ Chúa đến.
Nhiều bạn trẻ lo xét mình xưng tội,
xưng tội để bắt đầu một đời sống mới,
vui tươi và quên mình, công bình và bác ái.
Như Phao-lô sau khi bị quật ngã trên đường về Ða-mát.
chúng ta cũng muốn đặt câu hỏi với Chúa:
"Lạy Chúa, tôi phải làm gì ?" (Cv 22,10).

Gợi Ý Chia Sẻ
1. Có người nhận xét rằng người Công Giáo Việt Nam giữ đạo trong nhà thờ, nhưng chưa sống đạo ở ngoài nhà thờ. Bạn nghĩ gì về nhận xét đó?
2. Bạn hãy chia sẻ một quyết tâm riêng của bạn trong những ngày cuối của mùa Vọng. Nhóm của bạn có thể có một quyết tâm chung không?

Cầu Nguyện
Lạy Chúa,
con đươc no nê mà vẫn thiếu ăn,
vì bên con còn có người đói lả.
Con uống nước mát mà họng vẫn khô ran,
vì bên con còn có người đang khát.
Con vui cười mà nước mắt tuôn rơi,
vì bên con còn có người phiền muộn.
Con sáng mắt mà vẫn ở trong bóng đêm,
vì bên con còn có người mù tối.
Con mặc áo đẹp mà vẫn rách tả tơi.
vì bên con còn có người trần trụi.
Con nằm trong nệm êm mà vẫn thao thức,
vì bên con còn có bao người thiếu thốn.
(Myrtle Householder)
 



× Thành công! Câu hỏi của cộng đoàn đã được gửi. Câu hỏi của quý vị sẽ được trả lời trong thời gian sớm nhất có thể. Xin cám ơn. Trân trọng.