CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI TRANG WEB TRUYỀN THÔNG GIÁO XỨ THÁNH TÂM      (website đang được phát triển - eMail: GXThanhTamHN@gmail.com) ĐTC Lêô kêu gọi hành động cho việc Chăm sóc thụ tạo Ngày 2/7, hướng đến Ngày Thế giới Cầu nguyện cho việc Chăm sóc Thụ tạo lần thứ 10 sẽ được cử hành vào ngày 1/9, Đức Thánh Cha Lêô XIV đã công bố sứ điệp với chủ đề “Hạt giống của Hòa bình và Hy vọng”, gợi lại hình ảnh Kinh Thánh về hạt giống được gieo vào lòng đất để sinh hoa kết trái, như chính Chúa Kitô là hạt giống đem lại sự sống cho trần gian. Đọc tất cả   Lời kêu gọi của Giáo hội Nam bán cầu về công bằng khí hậu và hoán cải sinh thái Trong văn kiện “Lời kêu gọi công bằng khí hậu và Ngôi nhà chung: hoán cải về sinh thái, chuyển đổi và chống lại các giải pháp sai lầm”, các Giám mục ở Nam bán cầu kêu gọi công bằng, công lý, bảo vệ” để bảo vệ các nhóm dân bản địa, hệ sinh thái, cộng đồng nghèo đói, những người dễ bị tổn thương; cổ võ hoán cải sinh thái thực sự và thay đổi các mô hình của nền kinh tế ngày nay, phê bình mạnh mẽ chủ nghĩa tư bản “xanh” và các cách tiếp cận kỹ trị. Đọc tất cả   Các Giám mục Peru mời Đức Thánh Cha Lêô viếng thăm nước này Theo một thông báo của Hội đồng Giám mục Peru, phái đoàn các Giám mục, trong đó có Đức Cha Carlos García Camader, Giám mục giáo phận Lurín, Chủ tịch Hội đồng Giám mục, đã yết kiến Đức Thánh Cha Lêô XIV hôm 30/6/2025 và chính thức mời ngài viếng thăm Peru với lời bảo đảm rằng sự hiện diện của ngài sẽ canh tân niềm hy vọng của người dân Peru. Đọc tất cả   Đức Hồng y Dri, vị giải tội được Đức Phanxicô xem là gương mẫu về lòng thương xót, qua đời Đức Hồng y Luis Pascual Dri, quen được gọi là Cha Dri, một tu sĩ người Argentina thuộc dòng Capuchino, người được Đức Giáo hoàng Phanxicô xem như mẫu gương trong tòa giải tội khi giải tội nhiều giờ và luôn tha thứ theo gương Chúa Giêsu, đã qua đời ngày 30/6 tại Buenos Aires, hưởng thọ 98 tuổi. Đọc tất cả   Tài liệu đồng hành với giai đoạn thực hiện của Thượng Hội đồng về hiệp hành sẽ được công bố ngày 7/7 Vào ngày 7/7/2025, tài liệu được soạn thảo để đồng hành với giai đoạn thực hiện của tiến trình hiệp hành sẽ được công bố trên trang web của Ủy ban Thư ký Thượng Hội đồng (www.synod.va). Tài liệu đã được thông qua bởi Hội đồng thường trực của Thượng Hội đồng lần thứ 16 diễn ra trong hai ngày 26 và 27/6/2025. Đọc tất cả   Gặp gỡ các Giám mục Ucraina, ĐTC Lêô XIV cầu nguyện cho hòa bình trở lại với Ucraina Gặp gỡ các Giám mục thành viên của Giáo hội Công giáo Đông phương Ucraina vào sáng thứ Tư ngày 2/7/2025, Đức Thánh Cha nhìn nhận rằng trong bối cảnh lịch sử hiện tại, khó nói về hy vọng cho những người Ucraina, nhưng nhiều chứng từ về đức tin và hy vọng của người Ucraina cho thấy sức mạnh của Thiên Chúa giữa đống đổ nát của hủy diệt. Ngài cầu cho hòa bình trở lại trên Ucraina. Đọc tất cả   Đức Thánh Cha gởi sứ điệp đến hội nghị FAO: “Đã đến lúc hành động, không chỉ là khẩu hiệu” Nhân dịp Tổ chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc (FAO) kỷ niệm 80 năm thành lập và đang nhóm Hội nghị lần thứ 44, Đức Thánh Cha Lêô XIV đã gửi một sứ điệp kêu gọi hành động khẩn thiết để chấm dứt nạn đói, bảo vệ người nghèo và thúc đẩy hòa bình toàn cầu. Đọc tất cả   Cha sở giáo xứ Công giáo ở Gaza: Sự im lặng của quốc tế giết chết hy vọng Phát biểu với hãng tin SIR của Hội đồng Giám mục Ý, Cha Gabriel Romanelli, cha sở giáo xứ Công giáo Thánh Gia, giáo xứ duy nhất ở Dải Gaza, nói rằng “Không chỉ có vũ khí giết người ở Gaza, mà sự im lặng của quốc tế hiện cũng đang đè nặng lên Dải Gaza”. Ngài kêu gọi quốc tế lên tiếng về cuộc chiến và không được quen với tình trạng đang xảy ra ở Gaza. Đọc tất cả   Các nhà thờ ở Syria cử hành lại phụng vụ trong bối cảnh an ninh thắt chặt Một tuần sau khi Nhà thờ Mar Elias ở Damascus, Syria, bị tấn công, vào Chúa Nhật ngày 29/6/2025, các nhà thờ đã cử hành lại phụng vụ, dù số người tham dự ít hơn đáng kể do bầu không khí sợ hãi và lo lắng bao trùm. Đọc tất cả   ĐHY Parolin mời gọi các Giám mục Nhật Bản làm chứng tá cho sự hiệp nhất và phổ quát của Giáo hội Đồng tế Thánh lễ với các giám mục Nhật Bản tại Nhà thờ chính tòa Đức Maria ở Osaka, Đức Hồng y Pietro Parolin nói rằng “khi mà mọi khía cạnh của cuộc sống — văn hóa, sắc tộc, lợi ích kinh tế, chính trị, địa vị xã hội — dường như là nguồn gốc của sự chia rẽ, thì sự hiệp nhất của chúng ta chính là lời chứng lớn nhất và chân thực nhất mà các môn đệ của Chúa Kitô có thể mang đến cho thế giới”. Đọc tất cả  

Lịch Phụng Vụ


Đấng thấu suốt những gì kín đáo (15.6.2022 – Thứ Tư Tuần 11 TN)

14/06/2022
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  

Đấng thấu suốt những gì kín đáo (15.6.2022  – Thứ Tư Tuần 11 TN)

Lời Chúa: Mt 6, 1-6.16-18

Khi ấy, Đức Giêsu nói với các môn đệ rằng: “Khi làm việc lành phúc đức, anh em phải coi chừng, chớ có phô trương cho thiên hạ thấy. Bằng không, anh em sẽ chẳng được Cha của anh em, Đấng ngự trên trời, ban thưởng. Vậy khi bố thí, đừng có khua chiêng đánh trống, như bọn đạo đức giả thường biểu diễn trong hội đường và ngoài phố xá, cốt để người ta khen. Thầy bảo thật anh em, chúng đã được phần thưởng rồi. Còn anh, khi bố thí, đừng cho tay trái biết việc tay phải làm, để việc anh bố thí được kín đáo. Và Cha của anh, Đấng thấu suốt những gì kín đáo, sẽ trả lại cho anh.

Và khi cầu nguyện, anh em đừng làm như bọn đạo đức giả: chúng thích đứng cầu nguyện trong các hội đường, hoặc ngoài các ngã ba ngã tư, cho người ta thấy. Thầy bảo thật anh em: chúng đã được phần thưởng rồi. Còn anh, khi cầu nguyện, hãy vào phòng, đóng cửa lại, và cầu nguyện cùng Cha của anh, Đấng hiện diện nơi kín đáo. Và Cha của anh, Đấng thấu suốt những gì kín đáo, sẽ trả lại cho anh.

Còn khi ăn chay, anh em chớ làm bộ rầu rĩ như bọn đạo đức giả: chúng làm cho ra vẻ thiểu não, để thiên hạ thấy là chúng ăn chay. Thầy bảo thật anh em, chúng đã được phần thưởng rồi. Còn anh, khi ăn chay, nên rửa mặt cho sạch, chải đầu cho thơm, để không ai thấy là anh ăn chay ngoại trừ Cha của anh, Đấng hiện diện nơi kín đáo. Và Cha của anh, Đấng thấu suốt những gì kín đáo, sẽ trả lại cho anh.”

Suy nim:

 

“Đã mang tiếng ở trong trời đất,

phải có danh gì với núi sông.”

Danh tiếng để lại cho đời là điều khiến nhiều người bận tâm.

Có người hiến mình để làm những công trình lớn lao để lại cho hậu thế.

Nhưng cũng có người rơi vào thói háo danh,

làm mọi sự chỉ để tìm cho mình chút tiếng khen mau qua.

Trong Bài Giảng trên núi mà ta nghe hôm nay,

Đức Giêsu tố giác thói háo danh của những người đạo đức giả,

khi họ làm ba việc đạo đức căn bản là bố thí, cầu nguyện, ăn chay.

Ngài cũng cho thấy cách sống đạo của người môn đệ.

 

Làm các việc đạo đức để tìm tiếng khen, là một cám dỗ có thật.

Có người thổi kèn trong hội đường hay ngoài phố khi bố thí.

Có người thích đứng cầu nguyện tại giữa ngã ba đường.

Có người có mang bộ mặt thiểu não khi ăn chay.

Tất cả chỉ nhằm thu hút sự chú ý của nhiều người khác,

chỉ nhằm “cho người ta thấy”, “để người ta khen” (cc. 1. 2. 5. 16).

Họ làm những việc tốt lành, nhưng lại tìm mình, co quắp trên chính mình,

trong khi lẽ ra những việc này phải mở họ ra trước Thiên Chúa.

Đối với Đức Giêsu, được người ta khen là nhận được phần thưởng rồi,

nên cũng chẳng được Cha trên trời ban thưởng nữa (c. 1).

Họ được phần thưởng mau qua của người đời,

nhưng mất phần thưởng trọng hậu trong ngày sau hết.

 

Đức Giêsu mời các môn đệ đi vào cái kín đáo, thầm lặng,

nơi đó không có con mắt của người đời, không có tiếng khen chê.

Nơi đó kín đến mức tay trái không biết việc tay phải làm.

Nơi đó là căn phòng đóng cửa, để chỉ có Cha và anh gặp gỡ.

Cha là Đấng hiện diện ở nơi kín đáo (cc. 6. 18).

Cha cũng là Đấng thấy những gì được làm ở nơi kín đáo (cc. 4. 6. 18).

Cha thấy anh đã bố thí, cầu nguyện, ăn chay cách thầm lặng.

Chính Cha sẽ ban thưởng cho anh.



“Hữu xạ tự nhiên hương” có thể là một hình ảnh đẹp về người Kitô hữu.

Đời Kitô hữu là cuộc đời kín đáo thầm lặng, như bị che khuất.

Nhưng cũng là cuộc đời không che giấu được trước mắt mọi người.

Chính khi cái tốt được làm một cách vô cầu, thì nó lại tỏa ngát hương.

Không hẳn là chúng ta luôn luôn phải cầu nguyện trong phòng đóng cửa.

Cũng như không hẳn chúng ta phải tô son đánh phấn khi ăn chay.

Nhưng điều quan trọng là chúng ta làm mọi sự cho vinh danh Chúa. 

 

Cầu nguyn:

 

Ngày lại ngày, lạy Thiên Chúa, 

tôi sẽ đứng trước Người chiêm ngưỡng dung nhan, 

hai tay cung kính, lạy Thiên Chúa muôn loài, 

tôi sẽ đứng trước Người chiêm ngưỡng dung nhan. 

 

Dưới bầu trời bao la, 

trong cô đơn và thầm lặng, 

với tấm lòng thanh tịnh, 

tôi sẽ đứng trước Người chiêm ngưỡng dung nhan. 

 

Trong thế giới ồn ào vì nhọc nhằn, 

huyên náo vì đấu tranh, 

giữa đám đông hối hả lăng xăng, 

tôi sẽ đứng trước Người chiêm ngưỡng dung nhan. 

 

Và khi đã hoàn tất việc đời, 

lạy Thiên Chúa muôn loài, 

một mình, lặng lẽ, 

tôi sẽ đứng trước Người chiêm ngưỡng dung nhan. 

(R. Tagore,  Đỗ Khánh Hoan dịch) 

 

 

Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.J.




× Thành công! Câu hỏi của cộng đoàn đã được gửi. Câu hỏi của quý vị sẽ được trả lời trong thời gian sớm nhất có thể. Xin cám ơn. Trân trọng.