CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI TRANG WEB TRUYỀN THÔNG GIÁO XỨ THÁNH TÂM      (website đang được phát triển - eMail: GXThanhTamHN@gmail.com) Đức Thánh Cha đến thăm nhà tù chiều Thứ Năm Tuần Thánh Ngày Thứ Năm Tuần Thánh, Đức Thánh Cha Phanxicô lại thực hiện một cử chỉ cụ thể dành cho những người đang sống sau song sắt: “Tôi luôn muốn đến nhà tù để thực hiện nghi thức Rửa Chân. Năm nay tôi không thể, nhưng tôi vẫn gần gũi anh chị em”. Khoảng 70 tù nhân thuộc nhiều độ tuổi và quốc tịch đã chào đón Đức Thánh Cha với những lời hô vang và vỗ tay, xen lẫn tiếng hò reo từ các khu biệt giam khác. Đọc tất cả   Thứ Năm Tuần Thánh: Bài giảng của Đức Thánh Cha cho Lễ Dầu (17/4) Sáng Thứ Năm Tuần Thánh, ngày 17/04, Đức Hồng Y Domenico Calcagno đã thay mặt Đức Thánh Cha chủ sự Thánh Lễ Dầu cùng với khoảng 1800 linh mục và 2500 tín hữu hiện diện. Đức Hồng Y đã đọc bài giảng của Đức Thánh Cha chuẩn bị cho Thánh Lễ này, với những lời trước hết dành cho các linh mục và sau đó là cho mọi tín hữu. Đọc tất cả   Đức Thánh Cha: Dù chúng ta lạc lối ở đâu Thiên Chúa cũng luôn tìm kiếm chúng ta Trong bài giáo lý được dọn sẵn cho buổi tiếp kiến chung ngày 16/4/2025, suy tư về dụ ngôn người cha thương xót, Đức Thánh Cha nhắc với các tín hữu rằng Thiên Chúa luôn tìm kiếm, tha thứ và thương xót chúng ta, bất kể chúng ta lạc lối ở đâu và như thế nào. Đây là niềm hy vọng của chúng ta. Đọc tất cả   Philippines sẽ được thánh hiến cho Lòng Chúa Thương xót Khi xã hội Philippines ngày càng chia rẽ trên bình diện xã hội và chính trị, để tìm kiếm sự thống nhất, các Giám mục nước này đã đưa ra sáng kiến sẽ thánh hiến quốc gia và phó thác cho Lòng Thương Xót Chúa vào ngày 27/4/2025, Chúa Nhật thứ hai mùa Phục Sinh, được gọi là Chúa Nhật Lòng Chúa Thương xót. Đọc tất cả   Đức Thánh Cha soạn các bài suy niệm Đàng Thánh Giá năm nay Ngày 15/4/2025, Phòng Báo chí Tòa Thánh cho biết sức khỏe của Đức Thánh Cha đang tiến triển và thông báo rằng Đức Thánh Cha đã viết các bài suy niệm cho Đàng Thánh Giá sẽ được Đức Hồng y Baldassare Reina, Giám quản Roma, chủ sự vào tối thứ Sáu Tuần Thánh, ngày 18/4/2025, tại đấu trường Colosseo ở Roma. Đọc tất cả   Đức Thánh Cha cải cách trường đào tạo các Sứ thần Tòa Thánh Trong một Phúc chiếu được ban hành ngày 15/4/2025, có tựa đề “Thừa tác vụ Phêrô”, Đức Thánh Cha đổi mới chương trình đào tạo sinh viên của Trường Ngoại giao Tòa Thánh, nơi chuẩn bị các nhân viên ngoại giao của Tòa Thánh cho công việc của họ. Đọc tất cả   ĐHY Pizzaballa khuyến khích các tín hữu: “Tình yêu mạnh hơn sợ hãi” Trong sứ điệp Chúa Nhật Lễ Lá từ Giêrusalem, Đức Hồng Y Pierbattista Pizzaballa kêu gọi các tín hữu kiên vững trong đức tin giữa những khó khăn hiện tại, đáp lại hận thù bằng hòa bình, chia rẽ bằng hiệp nhất. Đọc tất cả   Đại hội Thánh Thể đầu tiên tại Hoa Kỳ dành cho người khiếm thính Từ ngày 4 đến ngày 6/4/2025, hơn 200 tín hữu Công giáo khiếm thính từ khắp Hoa Kỳ đã tụ họp tại Đền thánh Quốc gia Thánh Elizabeth Ann Seton ở Emmitsburg, Maryland, để cầu nguyện và tôn vinh Thánh Thể trong một Đại hội Thánh Thể của riêng họ - Đại hội Thánh Thể đầu tiên dành cho người khiếm thính ở Hoa Kỳ. Đọc tất cả   Đàng Thánh Giá của các cựu tù binh và thương binh ở Ucraina Tối ngày 11/4/2025, các cựu tù binh, thương binh và người thân của những người lính mất tích đã tham gia buổi cầu nguyện mang ý nghĩa đại kết có tên “Đàng Thánh Giá dành cho tù binh và cầu mong hòa bình trở lại cho Ucraina”. Buổi ngắm Đàng Thánh Giá đã diễn ra trước Nhà thờ chính tòa Thánh Sophia ở thủ đô của Ucraina. Đọc tất cả   Kiến trúc sư Antoni Gaudí, nhà thiết kế Đền thánh Sagrada Familia ở Barcelona, được tôn là “Đấng Đáng kính” Ngày 14/4/2025, Đức Thánh Cha đã cho phép Bộ Tuyên thánh công bố các sắc lệnh, trong đó có sắc lệnh nhìn nhận các nhân đức anh hùng của Tôi tớ Chúa kiến trúc sư người Tây Ban Nha Antonio Gaudí. Với sắc lệnh này, “kiến trúc sư của Thiên Chúa” Antonio Gaudí trở thành Đấng Đáng kính. Đây là một bước quan trọng trong tiến trình tuyên phong Chân phước và phong thánh. Đọc tất cả  

Lịch Phụng Vụ


Một xương một thịt (12.8.2022 – Thứ sáu Tuần 19 Mùa Thường niên)

11/08/2022
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  

Một xương một thịt (12.8.2016 – Thứ sáu Tuần 19 Mùa Thường niên)

 
Một xương một thịt 
 
Lời Chúa: Mt 19, 3-12
 
Khi ấy, những người Pharisêu đến gần Ðức Giêsu để thử Người. Họ nói: “Thưa Thầy, có được phép rẫy vợ mình vì bất cứ lý do nào không?” Người đáp: “Các ông không đọc thấy điều này sao: ‘Thuở ban đầu, Ðấng Tạo Hóa đã làm ra con người có nam có nữ’, và Người đã phán: ‘Vì thế, người ta sẽ lìa cha mẹ mà gắn bó với vợ mình, và cả hai sẽ thành một xương một thịt.’ Như vậy, họ không còn là hai, nhưng chỉ là một xương một thịt. Vậy, sự gì Thiên Chúa đã phối hợp, loài người không được phân ly.” Họ thưa với Người: “Thế sao ông Môsê lại truyền dạy cấp giấy ly dị mà rẫy vợ?” Người bảo họ: “Vì các ông lòng chai dạ đá, nên ông Môsê đã cho phép các ông rẫy vợ, chứ thuở ban đầu, không thế đâu. Tôi nói cho các ông biết: Ngoại trừ trường hợp hôn nhân bất hợp pháp, ai rẫy vợ mà cưới vợ khác là phạm tội ngoại tình.” Các môn đệ thưa Người: “Nếu làm chồng mà phải như thế đối với vợ, thì thà đừng lấy vợ còn hơn.” Nhưng Người nói với các ông: “Không phải ai cũng hiểu được câu nói ấy, nhưng chỉ những ai được Thiên Chúa cho hiểu mới hiểu. Quả vậy, có những người là hoạn nhân vì từ lòng mẹ sinh ra đã như thế; có những người là hoạn nhân vì bị người ta hoạn; và có những người là hoạn nhân do họ tự ý sống như thế vì Nước Trời. Ai hiểu được thì hiểu.”
 
Suy nim:
 
“Sự gì Thiên Chúa đã phối hợp, loài người không được phép phân ly.”
 
Lời của Đức Giêsu đã vang vọng qua hai mươi thế kỷ,
 
và vẫn thường được chọn để in trên thiệp cưới.
 
Phải chăng người ta ngầm nhắc nhau rằng
 
ly dị là từ không nên có trong từ điển của các đôi vợ chồng.
 
Tiếc thay số vụ ly hôn nơi các Kitô hữu đã gia tăng đáng kể.
 
Sống với nhau đến đầu bạc răng long trở thành một giấc mơ.
 
Trong xã hội Do thái giáo thời Đức Giêsu,
 
người phụ nữ không được bình đẳng với nam giới.
 
Người vợ là một thứ tài sản của người chồng,
 
nên chỉ người chồng mới có quyền ly dị vợ, có khi chỉ vì một lý do cỏn con.
 
Trước câu hỏi: “Chồng có được phép ly dị vợ vì bất cứ lý do nào không?”
 
Đức Giêsu đã kiên quyết nói không (c. 6).
 
Ngài bênh vực các bà vợ bị áp chế.
 
Họ không phải là một món hàng bỏ đi khi không cần hay không ưng.
 
Lập trường của Ngài đi ngược với nền văn hóa và tôn giáo thời đó.
 
Điều này khiến chính các môn đệ bị sốc (c. 10).
 
Hóa ra các ông vẫn cho mình có quyền bỏ vợ khi họ muốn.
 
Người Pharisêu trích sách Đệ Nhị Luật (24, 1)
 
để biện minh cho việc được phép ly dị đúng theo Luật Môsê (c. 7).
 
Còn Đức Giêsu lại trích sách Sáng Thế (2, 24)
 
để nhấn mạnh cho sự hiệp nhất vĩnh viễn giữa đôi vợ chồng.
 
“Cả hai thành một xương một thịt” không chỉ về mặt thân xác,
 
mà còn trở nên một lòng, một ý, một ước mơ, một hành động.
 
Ngài khẳng định điều này đã có từ thuở ban đầu (cc. 4. 8)
 
và nằm trong ý định nguyên thủy của Thiên Chúa.
 
Việc Môsê cho phép ly dị chỉ là một nhượng bộ tạm thời (c. 8).
 
Đức Giêsu đến để hoàn chỉnh Luật Môsê
 
và khai mở ý muốn trọn vẹn của Thiên Chúa về hôn nhân.
 
Hôn nhân không phải chỉ là chuyện của hai người yêu nhau và lấy nhau.
 
Trong Lễ Cưới có sự hiện diện của Thiên Chúa là Đấng phối hợp.
 
Ngài tiếp tục bảo vệ tình yêu, cả khi hai người cùng muốn chia tay.
 
Hôn nhân không phải là một bản hợp đồng
 
mà hai bên được phép xé bỏ khi muốn.
 
Chung thủy mãi mãi là chuyện khó đối với con người thời nay.
 
Khi thịnh vượng, lúc gian nan, khi mạnh khỏe, lúc đau yếu,
 
khi buồn chán và thất vọng về nhau, khi yếu đuối và vấp ngã,
 
khi đổ vỡ quá lớn tưởng như không sao hàn gắn được,
 
khi đời sống vợ chồng thành như hỏa ngục trần gian…
 
khi ấy người ta cần Thiên Chúa để tiếp tục yêu thương và kính trọng nhau.
 
Xin bớt một chút ích kỷ tự ái, thêm một chút khiêm hạ yêu thương,
 
bớt một chút tự do đam mê,  thêm một chút hy sinh tha thứ…
 
để gìn giữ tình nghĩa vợ chồng như quà tặng mong manh của trời cao.
 
Cầu nguyn:
 

Lạy Cha nhân ái, từ trời cao,
 
xin Cha nhìn xuống
 
những gia đình sống trên mặt đất
 
trong những khu ổ chuột tồi tàn
 
hay biệt thự sang trọng.
 

Xin thương nhìn đến
 
những gia đình thiếu vắng tình yêu
 
hay thiếu những điều kiện vật chất tối thiểu,
 
những gia đình buồn bã vì vắng tiếng cười trẻ thơ
 
hay vất vả âu lo vì đàn con nheo nhóc.
 
Xin Cha nâng đỡ những gia đình đã thành hỏa ngục
 
vì chứa đầy dối trá, ích kỷ, dửng dưng.
 

Lạy Cha, xin nhìn đến những trẻ em trên thế giới,
 
những trẻ em cần sự chăm sóc và tình thương
 
những trẻ em bị lạm dụng, bóc lột, buôn bán,
 
những trẻ em lạc lõng bơ vơ, không được đến trường,
 
những trẻ em bị đánh cắp tuổi thơ và trở nên hư hỏng.
 

Xin Cha thương bảo vệ gìn giữ
 
từng gia đình là hình ảnh của thánh Gia Thất,
 
từng trẻ em là hình ảnh của Con Cha thuở ấu thơ.
 
Xin Cha sai Thánh Thần Tình Yêu
 
đem đến hạnh phúc cho mỗi gia đình;
 
nhưng xin cũng nhắc cho chúng con nhớ
 
hạnh phúc luôn ở trong tầm tay
 
của từng người chúng con. Amen.



× Thành công! Câu hỏi của cộng đoàn đã được gửi. Câu hỏi của quý vị sẽ được trả lời trong thời gian sớm nhất có thể. Xin cám ơn. Trân trọng.