CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI TRANG WEB TRUYỀN THÔNG GIÁO XỨ THÁNH TÂM      (website đang được phát triển - eMail: GXThanhTamHN@gmail.com) Huấn quyền truyền giáo của Đức cố Giáo Hoàng Phanxicô Ngay từ những tháng đầu tiên của triều Giáo hoàng, Đức cố Giáo Hoàng Phanxicô đã trao cho Giáo hội một huấn quyền về tình yêu Tin Mừng và khích lệ một “Giáo hội đi ra”, tái khám phá lòng can đảm để làm chứng cho niềm vui đến từ tình yêu Chúa và tha nhân. Đọc tất cả   Một số điều liên quan đến Mật nghị Hồng y (conclave) Đọc tất cả   Sau 3 lần bỏ phiếu, các Hồng y vẫn chưa bầu chọn được Giáo hoàng mới Vào lúc 11:51 trưa ngày 8/5/2025, một luồng khói đen lại bốc lên từ ống khói trên mái Nhà nguyện Sistine. Giáo hội vẫn chưa có vị Giáo hoàng thứ 267. Đọc tất cả   Đền thánh Đức Mẹ Fatima cầu nguyện cho Mật nghị và sẵn sàng đổ chuông mừng Giáo hoàng mới Cha Carlos Manuel Pedrosa Cabecinhas, Giám đốc Đền thánh Đức Mẹ Fatima, cho biết trong những ngày này, trong mỗi Thánh lễ tại Đền thánh đều có ý cầu nguyện xin “Chúa Thánh Thần soi sáng và hướng dẫn các Hồng y cử tri”. Cha nói thêm: “Như chúng tôi đã rung chuông báo tử khi Đức Giáo hoàng Phanxicô qua đời, chúng tôi cũng sẽ rung chuông vui mừng khi nhận được tin về cuộc bầu cử Đức Giáo hoàng mới”. Đọc tất cả   Ý nghĩa lễ phục của tân Giáo hoàng trong lần xuất hiện đầu tiên Khi xuất hiện lần đầu tiên tại ban công chính Đền thờ Thánh Phêrô để chào dân chúng và ban phép lành "Urbi et Orbi", tân Giáo hoàng sẽ mặc lễ phục với chiếc mũ sọ trắng, áo dòng trắng, đai thắt lưng trắng, áo choàng vai trắng, áo choàng vai đỏ, Thánh Giá đeo trước ngực, nhẫn ngư phủ, vv. Tất cả những lễ phục này đều có ý nghĩa thiêng liêng. Đọc tất cả   Trực tiếp theo dõi Mật nghị qua ống khói nhà nguyện Sistine Đọc tất cả   Lần bỏ phiếu đầu tiên: khói đen - các Hồng y chưa bầu được Giáo hoàng Lúc 9 giờ tối ngày 7/5/2025, khói đen từ ống khói trên mái Nhà nguyện Sistine bay lên, báo hiệu 133 Hồng y vẫn chưa bầu được Giáo hoàng sau lần bỏ phiếu đầu tiên. Đọc tất cả   Các tín hữu Thái Lan và Philippines cầu nguyện cho Mật nghị Hội đồng Giám mục Thái Lan cũng như các Giám mục Philippines kêu gọi các giáo xứ, dòng tu và tín hữu trên toàn quốc hiệp nhất trong lời cầu nguyện và hy vọng khi Giáo hội bước vào tiến trình thiêng liêng bầu chọn một Giáo hoàng mới. Đọc tất cả   Hàng ngàn tín hữu tại Quảng trường Thánh Phêrô chờ đợi làn khói đầu tiên Chiều thứ Tư ngày 7/5/2025, khi Mật nghị Hồng y bầu Giáo hoàng mới bắt đầu, hàng ngàn tín hữu đã chờ đợi ở Quảng trường Thánh Phêrô với ánh mắt hướng về phía ống khói của Nhà nguyện Sistine để chờ đợi luồng khói đầu tiên báo kết quả của lần bỏ phiếu đầu tiên. Đọc tất cả   Bắt đầu Mật nghị bầu vị Giáo hoàng thứ 267 của Giáo hội Chiều ngày 7/5/2025, 133 Hồng y cử tri từ Nhà nguyện Paolina đã tiến vào Nhà nguyện Sistine, sau đó đặt tay trên Phúc Âm và tuyên thệ. Sau khi Trưởng ban nghi lễ phụng vụ Giáo hoàng, Tổng giám mục Ravelli, tuyên bố "Extra omnes", chỉ còn các Hồng y cử tri ở lại nghe bài suy niệm của Đức Hồng y Cantalamessa và sau đó bắt đầu bỏ phiếu lần thứ nhất bầu chọn Giáo hoàng mới. Đọc tất cả  

Lịch Phụng Vụ


Êlia đã đến rồi (10.12.2022 – Thứ Bảy Tuần 2 MV)

09/12/2022
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  

Êlia đã đến rồi (10.12.2022 – Thứ Bảy Tuần 2 MV)

Lời Chúa: Mt 17, 10-13
 
Khi ấy, các môn đệ hỏi Đức Giêsu rằng: “Vậy sao các kinh sư lại nói Êlia phải đến trước?” Người đáp: “Ông Êlia phải đến để chỉnh đốn mọi sự. Nhưng Thầy nói cho anh em biết: ông Êlia đã đến rồi mà họ không nhận ra, lại còn xử với ông theo ý họ muốn. Con Người cũng sẽ phải đau khổ vì họ như thế.” Bấy giờ các môn đệ hiểu Người có ý nói về ông Gioan Tẩy giả.
 
 
Suy niệm:
 
 
Các nhà thông luật, dựa trên ngôn sứ Malaki,
 
nói rằng Êlia phải đến trước để dọn đường cho Chúa (c. 10),
 
để “đưa tâm hồn cha ông trở lại với con cháu,
 
và đưa tâm hồn con cháu trở lại với cha ông” (Ml 3, 1. 24).
 
Đức Giêsu nhất trí với họ, nhưng nhấn mạnh:
 
“Êlia đã đến rồi, và họ đã không nhìn nhận ông,
 
nhưng đã xử với ông theo ý họ muốn” (c. 12a).
 
Theo Đức Giêsu, chẳng cần phải đợi Êlia nữa.
 
Gioan Tẩy giả chính là Êlia (c. 13).
 
 
 
Gioan đã đến để chỉnh đốn mọi sự (c. 11).
 
Đời ông đã là một tiếng kêu to trong hoang địa.
 
Ông mời mọi người sinh hoa trái diễn tả lòng sám hối ăn năn.
 
Dân chúng đã đổ xô đến với ông như đến với một ngôn sứ,
 
để thú tội và nhận phép rửa của ông ở sông Giođan.
 
Ông trở nên nổi tiếng đến độ có người tưởng ông là Đấng Mêsia.
 
Gioan đã không bao giờ nhận mình là Đấng Cứu thế.
 
Ông chỉ xin được cúi xuống cởi dây giày
 
cho Đấng đến sau ông, nhưng cao trọng hơn ông.
 
Kết cục của đời ông là bị cầm tù (Mt 11, 2),
 
và sau đó là một cái chết bi đát và đột ngột (Mt 14, 10-12).
 
Đầu ông rơi dưới tay của Hêrôđê, người vừa sợ, vừa kính nể ông.
 
 
 
Vào Mùa Vọng, chúng ta lại được Đức Giêsu nhắc đến cái chết
 
của người đã giới thiệu Ngài với chính đồng bào của mình.
 
Gioan đã chu toàn nhiệm vụ của tiếng, nhưng ông không phải là lời.
 
Ông là ngọn đèn, nhưng không phải là ánh sáng (Ga 1, 8; 5, 35).
 
Bạo quyền có thể làm cho tiếng phải im, ngọn đèn phải tắt,
 
nhưng lời chứng của Gioan thì vẫn còn mãi trong dòng lịch sử cứu độ.
 
Ông đã sống một đời sống tuyệt vời, hoàn toàn xóa mình,
 
nên nhân loại hôm nay, qua ông, có thể tin vào Đức Giêsu.
 
 
 
Êlia đã chịu nhiều đau khổ.
 
Gioan và Đức Giêsu cũng không được nhìn nhận (c.12b).
 
Số phận của các ngôn sứ trong mọi thời đại đều như nhau.
 
Họ chịu khổ vì phải nói hay làm một điều gì đó đòi người ta thay đổi.
 
Họ gây khó chịu cho những người có quyền thế vững vàng.
 
Nhìn kết cục cuộc đời của Gioan và Đức Giêsu ta thấy khó tin.
 
Một người chết vì bị xử trảm, một người chết vì bị đóng đinh.
 
Khó mà tin được một vị là Êlia, vị kia là Mêsia.
 
Êlia phải quyền thế hơn nhiều, Mêsia thì không hề nếm mùi thất bại.
 
Để đón lấy một Êlia như Gioan, đón lấy một Mêsia như Giêsu,
 
phải bỏ những định kiến khô cứng, vì Chúa đi đường chẳng ai ngờ.
 
Thế giới hôm nay vẫn cần những ngôn sứ như Gioan,
 
làm chứng bằng lời giới thiệu và bằng đời sống.
 
Lời giới thiệu hấp dẫn nhờ đời sống thanh liêm.
 
Đời sống thu hút nhờ lời giới thiệu soi sáng.
 
 
Cầu nguyện:
 
 
Lạy Chúa Giêsu,
 
xin cho con dám hành động
 
theo những đòi hỏi khắt khe nhất của Chúa.
 
 
Xin dạy con biết theo Chúa vô điều kiện,
 
vì xác tín rằng
 
Chúa ngàn lần khôn ngoan hơn con,
 
Chúa ngàn lần quảng đại hơn con,
 
và Chúa yêu con hơn cả chính con yêu con.
 
 
Lạy Chúa Giêsu trên thập giá,
 
xin cho con dám liều theo Chúa
 
mà không tính toán thiệt hơn,
 
anh hùng vượt trên mọi nỗi sợ,
 
can đảm lướt thắng sự yếu đuối của quả tim,
 
và ném mình trọn vẹn cho sự quan phòng của Chúa.
 
 
Ước gì khi dâng lên Chúa
 
những hy sinh làm cho tim con rướm máu,
 
con cảm nghiệm được niềm vui bất diệt
 
của người một lòng theo Chúa.
 
 Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.J.



× Thành công! Câu hỏi của cộng đoàn đã được gửi. Câu hỏi của quý vị sẽ được trả lời trong thời gian sớm nhất có thể. Xin cám ơn. Trân trọng.