CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI TRANG WEB TRUYỀN THÔNG GIÁO XỨ THÁNH TÂM      (website đang được phát triển - eMail: GXThanhTamHN@gmail.com) Đức Thánh Cha Lêô XIV viếng mộ Đức cố Giáo hoàng Phanxicô Phòng Báo chí Tòa Thánh cho biết vào chiều thứ Bảy ngày 10/5/2025, trên đường trở về Vatican sau khi viếng Đền thánh Đức Mẹ Chỉ bảo Đàng lành ở Genazzano, Đức Thánh Cha Lêô XIV đã đến Đền thờ Đức Bà Cả và cầu nguyện trước ảnh Đức Mẹ Salus Populi Romani và tại lăng mộ của Đức cố Giáo hoàng Phanxicô. Đọc tất cả   Đức Thánh Cha Lêô XIV viếng Đền thánh Đức Mẹ Chỉ bảo đàng lành ở Genazzano Chiều thứ Bảy ngày 10/5/2025, Đức Thánh Cha Lêô XIV đã viếng thăm Đền thánh Đức Mẹ Chỉ bảo đàng lành ở Genazzano, cách Roma khoảng 60 km. Ngài nói rằng ngài "rất muốn đến đây trong những ngày đầu tiên của Sứ vụ mới ... mà Giáo hội đã giao phó cho tôi". Đọc tất cả   Châm ngôn và Huy hiệu của Đức Giáo Hoàng Lêô XVI Châm ngôn "In Illo uno unum" (Trong Đấng duy nhất, chúng ta là một) là câu trích từ bài giảng của Thánh Augustinô mà Đức Giáo hoàng đã chọn làm khẩu hiệu giám mục của ngài. Trên huy hiệu, hình ảnh cuốn sách đóng, có trái tim bị mũi tên đâm xuyên qua cũng là một cách nhắc nhớ đến vị Giám mục thành Hippo. Đọc tất cả   Thánh Giá của Đức Lêô XIV có thánh tích của hai Thánh Augustinô và Monica Vào ngày được bầu chọn, Đức Thánh Cha Lêô XIV đã đeo một Thánh Giá đeo ngực có thánh tích của các vị thánh có liên quan đến dòng Augustinô: thánh tích của Thánh Augustinô và Thánh Monica. Đọc tất cả   Ảnh chính thức của Đức Giáo Hoàng Lêô XIV Văn phòng Cử hành Phụng vụ Giáo Hoàng đã công bố bức ảnh chính thức của Đức Giáo Hoàng Lêô XIV, kèm theo chữ ký của ngài và ngày ngài được bầu chọn. Như thường lệ, hình ảnh này sẽ được gửi đến tất cả các văn phòng và cơ quan của Tòa Thánh. Đọc tất cả   Giáo hội Ấn Độ và Pakistan cầu nguyện cho hoà bình Các Giám mục Ấn Độ và Pakistan cùng lên tiếng kêu gọi các tín hữu cầu nguyện cho hoà bình, khẳng định rằng chiến tranh luôn là một thất bại và không phục vụ cho bất kỳ ai. Mọi vấn đề, ngay cả giữa các quốc gia, đều có thể được giải quyết, không cần bạo lực. Đọc tất cả   Đức Thánh Cha Lêô XIV gặp gỡ Hồng y đoàn Sáng thứ Bảy, ngày 10/5/2025, trong cuộc gặp gỡ với Hồng y đoàn, Đức Thánh Cha Lêô XIV đã nhấn mạnh rằng ngài tiếp tục con đường mà Giáo hội hoàn vũ đã thực hiện trong nhiều thập kỷ sau Công đồng Vatican II, và giải thích tại sao lấy tên Lêô XIV. Đọc tất cả   Các lãnh đạo các Giáo hội Kitô trên thế giới chào mừng Đức Thanh Cha Lêô XIV Sau khi Đức Hồng y Robert Francis Prevost được bầu chọn làm Giáo hoàng, nhiều vị lãnh đạo của các cộng đồng Anh giáo, Chính Thống giáo và Tin Lành trên thế giới đã gửi thông điệp và tuyên bố nhấn mạnh cam kết chung về sự hiệp nhất, hòa bình và chứng tá hợp tác theo tinh thần đối thoại. Đọc tất cả   Các tu sĩ Dòng Augustinô: Đức Lêô XIV là một món quà cho toàn thế giới Mặc dù hết sức ngạc nhiên khi đón nhận tin Đức Hồng y Robert Francis Prevost, một người anh em cùng dòng được bầu chọn làm Giáo hoàng, các tu sĩ Dòng Augustinô cũng nhận định rằng Đức tân Giáo hoàng là một món quà cho toàn thể Giáo hội. Đọc tất cả   ĐTC Lêô XIV tạm thời xác nhận các vị trí lãnh đạo và các thành viên của Giáo triều Roma Đức Thánh Cha Lêô XIV bày tỏ mong muốn "dành một khoảng thời gian nhất định để suy tư, cầu nguyện và đối thoại, trước khi đề cử hoặc xác nhận chính thức" các lãnh đạo và các thành viên của các cơ quan Giáo triều Roma. Đọc tất cả  

Lịch Phụng Vụ


Yêu mến, đến và ở lại (08.05.2023 – Thứ Hai Tuần 5 Phục Sinh)

07/05/2023
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  

Yêu mến, đến và ở lại (08.05.2023 – Thứ Hai Tuần 5 Phục Sinh)

Bài Ðọc I: Cv 14, 5-17

"Chúng tôi rao giảng cho các người bỏ các thần này mà trở về với Thiên Chúa hằng sống".

Bài trích sách Tông đồ Công vụ.

Trong những ngày ấy, tại Icônia có phong trào người dân ngoại và người Do-thái cùng các thủ lãnh của họ định ngược đãi và ném đá Phaolô và Barnaba. Biết thế, hai ngài trốn sang các thành thuộc Lycaonia là Lystra, Ðerbê và khắp vùng phụ cận, và rao giảng Tin Mừng ở đó.

Lúc ấy tại Lystra có người bại chân từ lòng mẹ, anh chỉ ngồi và không hề đi được. Anh nghe Phaolô giảng dạy. Phaolô chăm chú nhìn anh, thấy anh có lòng tin để được cứu chữa, nên nói lớn tiếng rằng: "Hãy chỗi dậy và đứng thẳng chân lên". Anh liền nhảy lên và bước đi. Dân chúng thấy việc Phaolô làm, thì la to bằng tiếng Lycaonia rằng: "Các vị thần mặc lớp người phàm đã xuống với chúng ta". Họ gọi Barnaba là thần Giupitê và Phaolô là thần Mercuriô, vì chính ngài giảng. Thầy sãi thần Giupitê ở ngoại thành, mang bò và vòng hoa đến trước cửa: ông toan hợp cùng dân tế thần.

Nghe tin ấy, các tông đồ Barnaba và Phaolô liền xé áo mình ra, xông vào đám dân chúng mà la lên rằng: "Hỡi các ngươi, các ngươi làm gì thế? Chúng tôi cũng là loài hay chết, là người như các ngươi, là những kẻ rao giảng cho các người bỏ các thần này mà trở về với Thiên Chúa hằng sống, Ðấng tạo thành trời đất, biển cả và mọi vật trong đó. Trong các thế hệ trước đây, Người đã để mặc cho mọi dân tộc đi theo đường lối riêng mình; dầu vậy, Người không hề để thiếu sót những dấu chứng về Người, Người ban phát muôn ơn lành, cho mưa từ trời xuống cho các ngươi và mùa màng hoa trái, cho các ngươi được no lòng phỉ dạ". Dầu nói thế, các ngài cũng phải vất vả lắm mới ngăn cản được dân chúng khỏi tế các ngài.

Ðó là lời Chúa.

 

Ðáp: Lạy Chúa, không phải cho chúng con, nhưng xin cho danh Ngài rạng sáng.

Xướng: 1) Không phải cho chúng con, lạy Chúa, không phải cho chúng con, nhưng xin cho danh Ngài rạng sáng, vì đức từ bi, vì lòng trung tín của Ngài. Tại sao Chúa để chư dân người ta nói: "Thiên Chúa của bọn này ở đâu?"

Ðáp: Lạy Chúa, không phải cho chúng con, nhưng xin cho danh Ngài rạng sáng.

2) Thiên Chúa chúng tôi ngự trên trời, phàm điều chi Ngài ưng ý, Ngài đã thực thi. Thần tượng của họ bằng bạc với vàng, đó là sự vật do tay loài người tác tạo.

Ðáp: Lạy Chúa, không phải cho chúng con, nhưng xin cho danh Ngài rạng sáng.

3) Anh em đã được Chúa ban phúc lành, Chúa là Ðấng đã tạo thành trời đất. Trời là trời của Chúa, còn đất thì Chúa đã tặng con cái loài người.

Ðáp: Lạy Chúa, không phải cho chúng con, nhưng xin cho danh Ngài rạng sáng.

 

Alleluia:

Alleluia, alleluia! - Nếu anh em sống lại làm một với Ðức Kitô, thì anh em hãy tìm kiếm những sự cao siêu trên trời, nơi Ðức Kitô đang ngự bên hữu Thiên Chúa. - Alleluia.

 

Phúc Âm: Ga 14, 21-26

"Ðấng Phù Trợ mà Cha sẽ sai đến, Người sẽ dạy các con mọi điều".

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.

Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Ai nghe các giới răn Thầy truyền và tuân giữ, người ấy là kẻ yêu mến Thầy, và ai yêu mến Thầy, sẽ được Cha Thầy yêu mến, và Thầy cũng yêu mến và tỏ mình ra cho người ấy". Ông Giuđa, không phải Giuđa Iscariô, thưa Người rằng: "Lạy Thầy, tại sao Thầy sẽ tỏ mình ra cho chúng con, mà không tỏ cho thế gian?" Chúa Giêsu trả lời: "Ai yêu mến Thầy, sẽ giữ lời Thầy, và Cha Thầy sẽ yêu mến người ấy, và Chúng Ta sẽ đến và ở trong người ấy. Kẻ không yêu mến Thầy, thì không giữ lời Thầy. Lời mà các con nghe, không phải là của Thầy, nhưng là của Cha, Ðấng đã sai Thầy. Thầy đã nói với các con những điều này khi còn ở với các con. Nhưng Ðấng Phù Trợ, là Thánh Thần, mà Cha sẽ sai đến nhân danh Thầy, chính Người sẽ dạy các con mọi điều và sẽ nhắc nhở cho các con tất cả những gì Thầy đã nói với các con".

Ðó là lời Chúa.

 

Suy niệm:

“…Đọc kinh cầu nguyện kẻo sa linh hồn.

Linh hồn phải giữ linh hồn, đến khi gần chết được lên thiên đàng.”

Đó là phần cuối của một bài đồng dao quen thuộc cách đây mấy chục năm.

Bài hát này đi kèm với trò chơi thiên đàng hỏa ngục hai bên của trẻ nhỏ.

 

Thiên đàng là điểm đến tối hậu của đời người kitô hữu.

Nhưng mô tả thiên đàng lại là điều vượt sức con người.

Thánh Phaolô đã được nghe những lời khôn tả ở đó,

nhưng tiếc là ngài không được phép nói lại (2 Cr 12, 4).

Đức Giêsu đã dùng hình ảnh bữa tiệc để nói lên bầu khí thiên đàng,

nơi có niềm vui, hạnh phúc và sự hiệp thông

giữa Thiên Chúa và những người từ bốn phương thiên hạ (Mt 8, 11).

 

Nếu coi thiên đàng là nơi con người được hạnh phúc bên Thiên Chúa,

trong một tương quan tình yêu, diện đối diện và vĩnh viễn,

thì thiên đàng ấy đã chớm nở ngay từ đời này rồi.

Khi yêu Thầy Giêsu, người môn đệ sẽ được Thầy yêu lại.

Hơn nữa, chính Chúa Cha cũng yêu mến người ấy (c. 21).

Và điều con người không dám mong sẽ xảy ra sau Phục sinh :

“Cha Thầy và Thầy sẽ đến với người ấy và sẽ ở lại với người ấy” (c. 23).

Thiên đàng bắt đầu với sự trao đổi tình yêu qua lại

giữa người môn đệ với Cha và Con.

Nơi nào có Thiên Chúa cư ngụ, nơi đó là thiên đàng.

Khi Cha và Con đến dựng nhà nơi người môn đệ trung tín,

tâm hồn người ấy trở thành thiên đàng.

Hạnh phúc đã được nếm cảm trong giây phút hiện tại rồi

trước khi được hưởng trọn vẹn trong Nước Thiên Chúa.

 

Nhưng không phải chỉ có sự hiện diện của Cha và Con,

Người môn đệ còn có Thánh Thần ở với và ở trong mình (Ga 14, 16-17).

Như Cha đã sai Con, nay Cha lại sai Thánh Thần (c. 26).

Thánh Thần sẽ là thầy dạy và là người gợi cho các môn đệ

nhớ lại và hiểu thấu những gì Đức Giêsu đã làm (x. Ga 2, 22; 12,16).

Vậy nơi tâm hồn người môn đệ, có sự hiện diện của cả Ba Ngôi Thiên Chúa.

Một thiên đàng nho nhỏ ngay ở đời này!

 

Muốn cho thiên đàng ấy tồn tại,

cần giữ các điều răn của Thầy Giêsu với rất nhiều tình yêu.

Hãy yêu bằng hành động hơn là bằng cảm xúc.

và để cho tình yêu Giêsu chi phối mọi chi tiết của đời ta.

 

Cầu nguyn:

Ngài đã xuống tận đáy lòng con,

xin cho con chỉ tập trung

vào tận đáy lòng con.

 

Ngài là thượng khách của lòng con,

xin cho con bước vào nhà

là chính đáy lòng con.

 

Ngài chọn cư ngụ trong lòng con,

xin cho con biết ngồi yên

ngay tại đáy lòng con.

 

Duy Ngài ở lại trong con,

xin cho con biết chìm sâu

xuống tận đáy lòng con.

 

Duy Ngài hiện diện trong lòng con,

xin cho con biết xóa mình

khi Ngài ở bên con.

 

Khi con đã gặp Ngài,

không còn con và Ngài nữa.

Con chẳng là gì cả,

và Ngài là tất cả.

(Theo Swami Abhisiktananda)

Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.J.




× Thành công! Câu hỏi của cộng đoàn đã được gửi. Câu hỏi của quý vị sẽ được trả lời trong thời gian sớm nhất có thể. Xin cám ơn. Trân trọng.