CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI TRANG WEB TRUYỀN THÔNG GIÁO XỨ THÁNH TÂM      (website đang được phát triển - eMail: GXThanhTamHN@gmail.com) Kinh truyền tin Lễ Hiển Linh 06/01 Như thường lệ, vào lúc 12 giờ trưa ngày 6/1, lễ Chúa Hiển Linh, từ cửa sổ Dinh Tông Tòa, Đức Thánh Cha đọc Kinh Truyền Tin với các tín hữu hiện diện tại Quảng trường Thánh Phêrô. Trong bài huấn dụ ngắn trước khi đọc kinh, Đức Thánh Cha mời gọi các tín hữu suy nghĩ xem mình có tìm kiếm để gặp Chúa không. Ngài nhắc rằng chúng ta có thể nhận ra Chúa Giêsu đang gần gũi với chúng ta, trong Bí tích Thánh Thể, nơi người nghèo, nơi người bị bỏ rơi, nơi tù nhân, và mời gọi dành giờ cho Chúa và tha nhân. Đọc tất cả   Đức Thánh Cha bổ nhiệm Sơ Simona Brambilla làm nữ Tổng trưởng đầu tiên ở Vatican Vào ngày 6/1/2025, Đức Thánh Cha đã bổ nhiệm Sơ Simona Brambilla, một nữ tu người Ý thuộc Dòng Truyền giáo Consolata, làm Tổng trưởng của Bộ các Tu hội Đời sống Thánh hiến và các Hiệp hội Đời sống Tông đồ. Đọc tất cả   Kinh Truyền Tin 6/1/2025: Chúng ta có lên đường tìm gặp Chúa như các Đạo sĩ không? Vào lúc 12 giờ trưa ngày 6/1/2025, lễ Chúa Hiển Linh, từ cửa sổ Dinh Tông Tòa, Đức Thánh Cha đã đọc Kinh Truyền Tin với các tín hữu hiện diện tại Quảng trường Thánh Phêrô. Trong bài huấn dụ ngắn trước khi đọc kinh, ngài mời gọi các tín hữu suy nghĩ xem mình có tìm kiếm để gặp Chúa không. Ngài nhắc rằng chúng ta có thể nhận ra Chúa Giêsu đang gần gũi với chúng ta, trong Bí tích Thánh Thể, nơi người nghèo, nơi người bị bỏ rơi, nơi tù nhân. Đọc tất cả   Đức Thánh Cha chủ sự lễ Chúa Hiển Linh tại Đền thờ Thánh Phêrô Vào lúc 10 giờ sáng thứ Hai ngày 6/1/2025, tại Đền thờ Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha đã chủ sự lễ Chúa Hiển Linh. Trong bài giảng, ngài suy tư về ba đặc tính của ngôi sao chỉ đường cho các Đạo sĩ: rực sáng, mọi người có thể nhìn thấy và chỉ đường. Ngài mời gọi các tín hữu trở thành ánh sáng đưa mọi người đến với Chúa bằng cách làm cho tâm hồn chúng ta sáng ngời trong đức tin, với ánh nhìn quảng đại khi chào đón, và bằng những cử chỉ và lời nói đầy tình huynh đệ, đầy lòng nhân hậu và nhân ái. Đọc tất cả   Kinh truyền tin 05/01: Đừng ngại bước đi! Trưa Chúa Nhật 5/1, Đức Thánh Cha đã cùng đọc Kinh Truyền Tin với các tín hữu hiện diện tại quảng trường thánh Phêrô. Tại Roma, lễ Hiển linh được cử hành đúng ngày 6/1, vì vậy Đức Thánh Cha đã có bài huấn dụ ngắn dựa trên đoạn Tin Mừng Chúa Nhật II Mùa Giáng Sinh. Đọc tất cả   ĐHY Giám quản Đền thờ Thánh Phaolô ngoại thành mở Cửa Thánh Đền thờ Sáng Chúa Nhật ngày 5/1/2025, Đức Hồng y James Harvey, Giám quản Đền thờ Thánh Phaolô ngoại thành, đã chủ sự nghi thức mở Cửa Thánh Đền thờ. Ngài nói rằng Năm Thánh 2025 mời gọi chúng ta trở thành những người hành hương, bước đi trên các nẻo đường thế giới loan báo về Chúa Kitô Phục Sinh. Ngài nhắc lại lời Đức Thánh Cha rằng chúng ta không được chỉ thỏa mãn với việc có niềm hy vọng, nhưng cũng cần tỏa ra hy vọng, là người gieo hy vọng, món quà đẹp nhất mà Giáo hội trao cho nhân loại. Đọc tất cả   ĐHY Chu Thủ Nhân yêu cầu ngừng lãng phí thực phẩm, ngược đãi thụ tạo Trong một bài báo đăng trên Examiner, ấn phẩm trực tuyến của giáo phận Hồng Kông vào ngày 3/1/2024, Đức Hồng y Chu Thủ Nhân của Hồng Kông đã nhấn mạnh đến việc cần chấm dứt lãng phí thực phẩm. Ngài nói rằng điều này phù hợp với việc tôn trọng nhân quyền và chăm sóc công trình sáng tạo của Thiên Chúa. Đọc tất cả   Các giám mục Tây Ban Nha lên án chương trình truyền hình Tây Ban Nha chế giễu ảnh Thánh Tâm Chúa Giêsu Các giám mục Tây Ban Nha đã lên tiếng sau khi người dẫn chương trình đếm ngược năm mới trên truyền hình công cộng Tây Ban Nha chiếu trong chương trình phát sóng một bức ảnh như ảnh Thánh Tâm Chúa Giêsu truyền thống, nhưng gương mặt Chúa Giêsu bị thay bằng khuôn mặt của linh vật của một chương trình nổi tiếng. Đọc tất cả   Đức Thánh Cha nói với các nữ tu Đaminh: truyền giáo bằng sự thánh thiện, chuẩn bị nghề nghiệp và vui tươi Sáng thứ Bảy ngày 4/1/2024, gặp gỡ các nữ tu tham dự tổng hội của các nữ tu Đaminh truyền giáo trong giáo dục, Đức Thánh Cha cám ơn công việc của họ đặc biệt trong lĩnh vực giới trẻ! Ngài khuyến khích họ hãy tiếp tục tiến bước với sự cởi mở và lòng can đảm, sẵn sàng đổi mới chính mình khi cần thiết, bằng đời sống thánh thiện, sự chuẩn bị và vui tươi niềm nở. Đọc tất cả   Đức Thánh Cha: Phương pháp giáo dục của Thiên Chúa là sự gần gũi Gặp gỡ một số hiệp hội thuộc lĩnh vực giáo dục vào sáng ngày 4/1/2024, Đức Thánh Cha nhắc nhở họ rằng “phương pháp giáo dục” của Thiên Chúa là sự gần gũi. "Như người thầy bước vào thế giới học trò, Thiên Chúa chọn sống giữa loài người để giảng dạy bằng ngôn ngữ sự sống và tình yêu". Đọc tất cả  

Lịch Phụng Vụ


Đứng dậy mà đi (05.12.2022 – Thứ Hai Tuần 2 MV)

04/12/2022
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  

Đứng dậy mà đi (05.12.2022 – Thứ Hai Tuần 2 MV)

 
Lời Chúa: Lc 5, 17-26
 
Một hôm, khi Ðức Giêsu giảng dạy, có mấy người Pharisêu và luật sĩ ngồi đó; họ từ khắp các làng mạc miền Galilê, Giuđê và từ Giêrusalem mà đến. Quyền năng Chúa ở với Người, khiến Người chữa lành các bệnh tật. Và kià có mấy người khiêng đến một bệnh nhân bị bại liệt nằm trên giường, họ tìm cách đem vào đặt trước mặt Người. Nhưng vì có đám đông, họ không tìm được lối đem người ấy vào, nên họ mới lên mái nhà, dỡ ngói ra, thả người ấy cùng với cái giường xuống ngay chính giữa, trước mặt Ðức Giêsu. Thấy họ có lòng tin như vậy, Người bảo: “Này anh, anh đã được tha tội rồi.” Các kinh sư và các người Pharisêu bắt đầu suy nghĩ: “Người đang nói phạm thượng là ai vậy? Ai có quyền tha tội ngoài một mình Thiên Chúa ra?” Nhưng Ðức Giêsu thấu biết họ đang suy nghĩ như thế, nên Người lên tiếng bảo họ rằng: “Trong bụng các ông đang nghĩ gì vậy? Trong hai điều: một là bảo: “Anh đã được tha tội rồi”, hai là bảo: “Ðứng dậy mà đi”, điều nào dễ hơn? Vậy, để các ông biết: ở dưới đất này, Con Người có quyền tha tội - Ðức Giêsu bảo người bại liệt: tôi truyền cho anh: “Hãy đứng dậy, vác lấy giường của anh mà đi về nhà!” Ngay lúc ấy, người bại liệt trỗi dậy trước mặt họ, vác cái anh đã dùng để nằm, vừa đi về nhà vừa tôn vinh Thiên Chúa.
 
Mọi người đều sửng sốt và tôn vinh Thiên Chúa. Họ kinh hãi bảo nhau: “Hôm nay, chúng ta đã thấy những chuyện lạ kỳ!”
 
Suy nim:
 
Bệnh tật nơi thân xác con người
 
có thể tượng trưng cho một thứ bệnh tật nào đó nơi tinh thần.
 
Ít người mắc bệnh câm, nhưng ai cũng có kinh nghiệm về sự câm nín,
 
do sợ hãi của chính mình hay do bị đe dọa bắt phải im.
 
Ít người mắc bệnh điếc, nhưng lại có quá nhiều cuộc đối thoại
 
mà hai bên chẳng hiểu nhau, vì mất khả năng nghe.
 
Người mù không phải chỉ là người không thấy ánh mặt trời,
 
nhưng còn là người không dám thấy ánh sáng của sự thật,
 
không nhận ra hình ảnh người anh em nơi khuôn mặt kẻ thù.
 
Không phải ai cũng có bàn tay khô bại, không duỗi ra được,
 
nhưng ai cũng có lần thấy mình khó đưa tay ra để bắt tay người khác.
 
Đức Giêsu đã chữa cả thảy bao nhiêu bệnh nhân, chúng ta không biết.
 
Nhưng chắc Ngài đã không dừng lại ở việc chữa lành thân xác.
 
Ngài muốn một sự lành mạnh nơi toàn diện con người.
 
“Bấy giờ kẻ què sẽ nhảy nhót như nai” (Is 35, 6).
 
Lời của ngôn sứ Isaia trong bài đọc 1 đã ứng nghiệm.
 
Khi anh bại liệt trỗi dậy, vác giường và đi một mạch về nhà,
 
chúng ta thấy niềm vui bừng tỏa trên khuôn mặt của anh và các bạn.
 
Cả gia đình của anh cũng sẽ ngập tràn hạnh phúc
 
khi thấy anh trở về, đi đứng như một người bình thường.
 
Nhưng có điều họ không nhận ra đó là chuyện anh được tha tội.
 
Đức Giêsu đã tha tội cho anh dù anh không xin,
 
vì điều anh quan tâm chỉ là sự bất toại thể lý.
 
Nhưng tâm hồn anh đã bước đi,
 
trước khi đôi chân anh đi được.
 
Sự trỗi dậy của anh là sự trỗi dậy của cả hồn lẫn xác.
 
Đức Giêsu có cơ hội để tỏ cho nhóm các luật sĩ và Pharisêu thấy
 
không nhất thiết phải đi gặp tư tế và dâng lễ đền tội mới được tha.
 
Chỉ bằng một lời nói đơn sơ dễ dàng, Ngài có quyền ban ơn tha thứ.
 
Chính việc anh bất toại được chữa lành làm chứng về quyền năng này.
 
Ngược với thái độ tin tưởng táo bạo của anh bất toại và các bạn,
 
là thái độ thụ động ngồi của các luật sĩ và Pharisêu.
 
Họ cứng nhắc trong suy nghĩ truyền thống của mình :
 
chỉ một mình Thiên Chúa mới có thể tha tội.
 
Họ không tin Đức Giêsu được chia sẻ quyền ấy từ Cha,
 
dù họ đã tận mắt thấy anh bất toại đi được.
 
Mùa Vọng là thời gian trỗi dậy, ra khỏi sự bất toại và bước đi.
 
Có những bệnh bất toại về mặt thiêng liêng,
 
khiến tôi không đến gần Chúa được, cũng không dám đến với anh em.
 
Có những bất toại về trí tuệ khiến tôi bị kẹt
 
trong những định kiến, thiên kiến, thành kiến,
 
không dám mở ra để đón nhận những sự thật bất ngờ và đáng sợ.
 
Có những bất toại về tình cảm khiến tim tôi như bị cầm tù,
 
không sao thoát khỏi được chuyện yêu ghét oán hờn dai dẳng.
 
Xin Giêsu giải phóng tôi, cho tôi khỏi bất toại, để tôi được tự do.
 
Cầu nguyn:
 
Lạy Chúa Giêsu,
 
sống cho Chúa thật là điều khó.
 
Thuộc về Chúa thật là một thách đố cho con.
 
Chúa đòi con cho Chúa tất cả
 
để chẳng có gì trong con lại không là của Chúa.
 
Chúa thích lấy đi những gì con cậy dựa
 
để con thực sự tựa nương vào một mình Chúa.
 
Chúa thích cắt tỉa con khỏi những cái rườm rà
 
để cây đời con sinh thêm hoa trái.
 
Chúa cương quyết chinh phục con
 
cho đến khi con thuộc trọn về Chúa.
 
Xin cho con dám ra khỏi mình,
 
ra khỏi những bận tâm và tính toán khôn ngoan
 
để sống theo những đòi hỏi bất ngờ của Chúa,
 
dù phải chịu mất mát và thua thiệt.
 
Ước gì con cảm nghiệm được rằng
 
trước khi con tập sống cho Chúa
 
và thuộc về Chúa
 
thì Chúa đã sống cho con
 
và thuộc về con từ lâu. Amen.



× Thành công! Câu hỏi của cộng đoàn đã được gửi. Câu hỏi của quý vị sẽ được trả lời trong thời gian sớm nhất có thể. Xin cám ơn. Trân trọng.