CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI TRANG WEB TRUYỀN THÔNG GIÁO XỨ THÁNH TÂM      (website đang được phát triển - eMail: GXThanhTamHN@gmail.com) Khoảng 20 ngàn bệnh nhân và nhân viên y tế sẽ tham dự Ngày Năm Thánh Khoảng 20 ngàn người, bao gồm các bệnh nhân, bác sĩ, y tá, dược sĩ, chuyên gia vật lý trị liệu, nhân viên y tế và kỹ thuật viên từ hơn 90 quốc gia trên thế giới sẽ đến Roma vào thứ Bảy ngày 5 và Chúa Nhật ngày 6/4/2025 để tham dự Ngày Năm Thánh dành cho các bệnh nhân và giới chăm sóc sức khỏe. Đọc tất cả   Tĩnh tâm Mùa Chay 2025 - Chữa Lành Đọc tất cả   Công bố văn kiện “Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa, Đấng Cứu Thế, Kỷ niệm 1700 năm Công đồng Đại kết Nicea” Ngày 03/04, Ủy ban Thần học Quốc tế đã công bố văn kiện “Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa, Đấng Cứu Thế, kỷ niệm 1700 năm Công đồng Đại kết Nicea (325-2025)”. Công đồng đã đi vào lịch sử vì Tín Biểu tuyên xưng đức tin vào ơn cứu độ nơi Chúa Giêsu Kitô và vào Một Thiên Chúa, là Cha, Con và Thánh Thần. Nội dung được khai triển trong bốn chương nhằm mục đích thúc đẩy sự hiệp nhất các Kitô hữu và tính Hiệp hành trong Giáo hội. Đọc tất cả   Lời kêu gọi giảm nợ của Đức Thánh Cha đang có hơn 160 quốc gia thực hiện và có tác động toàn cầu Trong một cuộc phỏng vấn với Vatican News, Eric LeCompte, Giám đốc Mạng lưới Jubilee USA, xác nhận lời kêu gọi giảm nợ của Đức Thánh Cha Phanxicô đang được thực hiện tại hơn 160 quốc gia và tạo ra ảnh hưởng trên toàn cầu. Đọc tất cả   Bahrain thành lập Hội Thánh Nhi để giúp các trẻ em đau khổ ở các nước nghèo Vào ngày 28/3/2025, Đức Cha Aldo Berardi, Đại diện Tông tòa Bắc Ả-rập, đã cử hành Thánh lễ tại Nhà thờ Đức Mẹ Ả Rập của Bahrain thành lập trung tâm của Hội Nhi đồng truyền giáo tại Hạt Đại diện Tông tòa Bắc Ả-rập, đánh dấu một thời điểm quan trọng trong cộng đồng Công giáo địa phương. Đọc tất cả   Triển lãm 500 thánh tích tại một nhà nguyện ở bang New Jersey, Hoa Kỳ Từ 11 giờ sáng đến 7 giờ tối ngày 5/4/2025, tại hội trường Nhà nguyện Đức Mẹ Núi Carmel ở thành phố Montclair, thuộc Hạt Essex, bang New Jersey, sẽ có buổi trưng bày hơn 500 thánh tích của Chúa Giêsu, Thánh Gia và nhiều vị thánh, các vị tử đạo và các chân phước. Đọc tất cả   Đức Hồng y Parolin chủ sự Thánh lễ kỷ niệm 20 năm ngày Thánh Gioan Phaolô II về Nhà Cha Vào lúc 3 giờ chiều ngày 2/4/2025, tại Đền thờ Thánh Phêrô, Đức Hồng y Pietro Parolin đã chủ sự Thánh lễ kỷ niệm 20 năm ngày Thánh Gioan Phaolô II về Nhà Cha trên trời. Ngài cầu xin Thánh Giáo hoàng chúc lành cho Giáo hội để Giáo hội là người hành hương hy vọng; xin chúc lành cho nhân loại để biết được sự phong phú của tình yêu thương xót của Thiên Chúa. Đọc tất cả   Đức Thánh Cha: Đừng mất hy vọng ngay cả khi chúng ta thấy mình không thể thay đổi cuộc sống Trong bài giáo lý được chuẩn bị cho buổi Tiếp kiến chung ngày 2/4/2025, Đức Thánh Cha mời gọi các tín hữu “hãy học từ ông Dakêu để không mất hy vọng, ngay cả khi chúng ta cảm thấy bị bỏ rơi hoặc không có khả năng thay đổi. Chúng ta hãy vun trồng ước muốn được nhìn thấy Chúa Giêsu, và trên hết hãy để lòng thương xót của Thiên Chúa tìm gặp chúng ta, Đấng luôn đến tìm kiếm chúng ta, trong bất kỳ hoàn cảnh nào khi chúng ta lạc lối”. Đọc tất cả   Các Giám mục Ý phân bổ 500 ngàn euro để cứu trợ ban đầu cho nạn nhân động đất ở Myanmar Đức Hồng y Matteo Zuppi, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Ý, đã bày tỏ “lời chia buồn” và “sự gần gũi” với người dân bị ảnh hưởng bởi trận động đất tại Myanmar, khiến hơn 2.000 người thiệt mạng, phá hủy nhà cửa và cơ sở hạ tầng. Các quỹ được phân bổ cho trường hợp khẩn cấp sẽ được điều phối bởi Caritas Ý. Đọc tất cả   Tình trạng sức khỏe của Đức Thánh Cha ổn định; tiếng nói và khả năng di chuyển khá hơn Theo thông cáo được ông Matteo Bruni, Giám đốc Phòng Báo chí Tòa Thánh trình bày vào ngày 1/4/2025, liên quan đến tình trạng sức khỏe của Đức Thánh Cha, các xét nghiệm máu và chụp X-quang lồng ngực cho thấy tình trạng nhiễm trùng phổi của Đức Thánh Cha đã cải thiện; giọng nói, đường thở và khả năng di chuyển của ngài cũng có tiến triển. Đọc tất cả  

Lịch Phụng Vụ


Ông này là Đấng Kitô (02.4.2022 – Thứ Bảy Tuần 4 Mùa Chay)

  •  
  •  
  •  
  •  
  •  

Ông này là Đấng Kitô (02.4.2022 – Thứ Bảy Tuần 4 Mùa Chay)

Lời Chúa: Ga 7, 40-53

Khi ấy, sau khi nghe Chúa Giêsu giảng, có nhiều người trong đám dân chúng nói rằng: “Ông này thật là vị ngôn sứ.” Kẻ khác rằng: “Ông này là Ðấng Kitô.” Nhưng có kẻ lại nói: “Ðấng Kitô mà lại xuất thân từ Galilê sao? Nào Kinh Thánh đã chẳng nói: Ðấng Kitô xuất thân từ dòng dõi vua Ðavít và từ Bêlem, làng của vua Ðavít sao?” Vậy, vì Người mà dân chúng đâm ra chia rẽ. Một số trong bọn họ muốn bắt Người, nhưng chẳng có ai tra tay bắt. Các vệ binh, trở về với các thượng tế và người Pharisêu. Họ liền hỏi chúng: “Tại sao các anh không điệu ông ấy về đây?” Các vệ binh trả lời: “Xưa nay chưa hề đã có ai nói năng như người ấy!” Người Pharisêu liền nói với chúng: “Cả các anh nữa, các anh cũng bị mê hoặc rồi sao? Trong hàng thủ lãnh hay trong giới Pharisêu, đã có một ai tin vào tên ấy đâu? Còn bọn dân đen này, thứ người không biết Lề Luật, đúng là quân bị nguyền rủa!” Trong nhóm Pharisêu, có một người tên là Nicôđêmô, trước đây đã đến gặp Ðức Giêsu; ông nói với họ: “Lề Luật của chúng ta có cho phép kết án ai, trước khi nghe người ấy và biết người ấy làm gì không?” Họ đáp: “Cả ông nữa, ông cũng là người Galilê sao? Ông cứ nghiên cứu, rồi sẽ thấy: không một ngôn sứ nào xuất thân từ Galilê cả.” Sau đó, ai nấy trở về nhà mình.

Suy nim:

Bài Tin Mừng hôm qua cho thấy người Do Thái không tin Đức Giêsu là Kitô

vì đối với họ, Đấng Kitô phải là người mà họ không biết xuất thân từ đâu.

Còn Đức Giêsu thì họ tự hào đã quá biết gốc gác của Ngài (Ga 7, 27).

Bài Tin Mừng hôm nay lại tiếp tục cuộc tranh luận về căn tính của Đức Giêsu.

Đức Giêsu gây ra một sự chia rẽ trong dân chúng

đang nghe Ngài giảng tại Đền thờ Giêrusalem (cc. 40-45).

Có những người tin Ngài là Vị Ngôn sứ được ông Môsê tiên báo (Đnl 18, 15).

Có người lại cho Ngài là Đấng Kitô (c.41).

Có người không đồng ý như thế, vì Đức Giêsu xuất thân từ Galilê,

còn Đấng Kitô thì phải xuất thân từ Bêlem, quê của vua Đavít (c.42).

Thật ra chuyện gốc Đức Giêsu ở đâu, chẳng quan trọng mấy.

Chuyện quan trọng là Đức Giêsu Nazareth ấy xuất thân từ Thiên Chúa.

Đức Giêsu còn gây ra sự chia rẽ trong giới lãnh đạo.

Các thượng tế và người Pharisêu đã sai các vệ binh đi bắt Đức Giêsu (c.32).

Nhưng họ đã không tuân lệnh các nhà lãnh đạo ấy,

chỉ vì họ bị ngây ngất trước lời giảng dạy đầy quyền uy của Đức Giêsu.

“Xưa nay chưa hề có ai nói năng như người ấy” (c. 46).

Nhận xét của họ còn đúng mãi đến tận thế.

Trước chuyện bất phục tùng của các vệ binh, người Pharisêu cảm thấy bực bội.

Họ không thể hiểu được tại sao các vệ binh lại có thể bị lừa dối dễ đến thế.

Vì khinh bỉ những người tin vào Đức Giêsu,

Họ gọi những người này là bọn dân đen, dốt nát không biết Lề Luật.

Ai không biết Lề Luật thì cũng chẳng thể giữ Lề Luật,

nên đây đúng là những người bị Thiên Chúa nguyền rủa (c. 49).

Thật ra không phải là không có thủ lãnh nào trong dân tin vào Đức Giêsu.

Ông Nicôđêmô là một thủ lãnh (Ga 3,1) đã đến gặp Đức Giêsu ban đêm.

Ngay bây giờ ta sẽ thấy ông dám lên tiếng để bênh vực cho Ngài (c. 50).

Ông đòi Đức Giêsu phải có tiếng nói trước khi bị kết tội (x. Đnl 1, 16-17).

Khi kết án Ngài cách vội vã, Thượng Hội Đồng Do Thái đã phạm luật.

Nhưng tiếng nói của ông Nicôđêmô đã không được nghe nghiêm túc.

Bất chấp vai vế của ông, ông cũng bị chế nhạo:

“Cả ông nữa, ông cũng là người Galilê sao?” (c.52).

Người Galilê là hạng người bị coi khinh vì ít giữ Luật so với người Giuđê.

Nhưng đừng quên từ Galilê cũng có ngôn sứ Giôna, con ông Amíttai (2V 14, 25).

Thái độ của những thượng tế và người Pharisêu thật đáng ta suy nghĩ.

Họ khép lại trong thành kiến với Đức Giêsu.

Họ vùi dập bất cứ ai có cái nhìn ngược với họ, dù là vệ binh hay Nicôđêmô.

Họ không ngại châm biếm hay khinh miệt những người khác quan điểm.

Xin Chúa cho ta hồn nhiên như các vệ binh,

và can đảm nói sự thật như ông Nicôđêmô.

Cầu nguyn:

Chỉ mong tôi chẳng còn gì,

nhờ thế Người là tất cả của tôi.

Chỉ mong ý muốn trong tôi chẳng còn gì,

nhờ thế tôi cảm thấy Người ở mọi nơi,

đến với Người trong mọi sự,

và dâng Người tình yêu trong mọi lúc.

Chỉ mong tôi chẳng còn gì,

nhờ thế tôi không bao giờ muốn tránh gặp Người.

Chỉ mong mọi ràng buộc trong tôi chẳng còn gì,

nhờ đó tôi gắn bó với ý muốn của Người

và thực hiện ý Người trong suốt đời tôi.

(R. Tagore)

Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.J.




× Thành công! Câu hỏi của cộng đoàn đã được gửi. Câu hỏi của quý vị sẽ được trả lời trong thời gian sớm nhất có thể. Xin cám ơn. Trân trọng.