CHA HIÊRÔNIMÔ PHẠM QUANG TỰ O.P (18/9/1955 – 21/9/1965)
Bề trên Dồng Đaminh đã cử Cha Hierônimô Phạm Quang Tự coi sóc xứ Thánh Tâm. Ngày 18 tháng 9 năm 1955 cha Tự chính thức nhận chức vụ chánh xứThánh Tâm khi mới 38 tuổi đời, 11 năm Linh Mục. Vị chủ chăn năng động cộng đoàn ra công bồi đắp, phát triển đời sống tinh thần, vật chất của cộng đoàn, các công việc chủ yếu cha đã thực hiện:
1- Về xã hội :
Thống nhất hai danh xưng: trại định cư Thánh Tâm và ấp Thái Hòa. thành danh xưng duy nhất: ấp Thánh Tâm và cử cụ Lê Văn Thuật (trưởng trại), ông Mai Trung Lương (thư ký), Ngài cũng đổi 4 xóm thành 4 khu. Trại trưởng: ông Lê Văn Thuật (lưu nhiệm)
Trong những năm đầu, ngài đã thỏa thuận dành đất để thiết lập:
- Dòng Thánh Gioan Thiên Chúa vói Tu viện và bệnh viện "Đức Mẹ chỉ bảo đàng lành" (nay là Bệnh viện ĐK Thống Nhất).
- Nữ tu viện Đaminh (Chân lý)
Các công việc trong xứ chủ yếu giao cho Đoàn Liên Mình Thánh Tâm đảm trách.
Trước cảnh buổi tối không có điện, cha đã liên hệ để có một máy phát điện diesel do ông Nghệ (đằng sau công ty Vietbo bây giờ) điều hành, mỗi gia đình được thắp một bóng
2- Về tinh thần
Ngoài việc củng cố các đoàn hội đã có, Ngài lập:
- Hội Dòng Ba Đaminh.
- Hội Con Đức Mẹ (Liên minh Thánh Mẫu)
- Nghĩa binh Thánh Thể (Hùng tâm dũng chí)
- Hướng đạo sinh công giáo
- Sinh viên Học sinh Thánh Tâm
- Ca đoàn Thánh Tâm
- Phát động phong trào học giáo lý trong giới thiếu niên, thiếu nhi toàn xứ
Những công việc đạo đức nổi bật thổi Cha Tự như:
Thứ bẩy hằng tuần, buổi sáng 9 giờ, buổi chiều 16 giờ có chầu khấn Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp do Hội Bà Thánh Anna đảm trách. Rất nhiều giáo dân các xứ lân cận hay ở xa cũng tìm về cầu khấn Mẹ Hằng Cứu Giúp.
Mỗi thứ bầy đầu tháng có rước Đức Mẹ chung quanh Thánh Đường. Trong tháng 5 (tháng hoa) thứ 7 hằng tuần rước Đức Mẹ chung quanh xứ và Đức Mẹ sẽ ở lại tại lễ đài mỗi khu một tuần lễ.
3- Về văn hóa:
Trường trung tiểu học Thánh Tâm tiếp tục được mở mang, xây cất khang trang, tổ chức điều hành chu đáo, ngày càng phát triển
4- Về kinh tế:
Khu chợ trước đây cha Thọ mở, do ít người đến mua bán nên cha Tự nhượng lại cho chính phủ xây xưởng dệt (tạo công ăn việc làm cho giáo dân). Để có chỗ mua bán cho việc chợ búa, cha Tự đã tạm thời mở chợ ở đầu khu Văn Côi. Khu chợ này thu hút mỗi ngày một đông, nên đầu năm 1965 Ngài cho xây gạch, lợp tôn (mà hiện nay chúng ta vẫn còn thấy).
5- Về xây dựng:
Vào cuối năm 1956, vì cần có nơi hội họp, cha Tự đã cho đặt viên đá đầu tiên xây dựng công quán giáo xứ Thánh Tâm với khẩu hiệu “Bằng an cho nhà này”. Nhà công quán gồm một gian làm văn phòng ấp, những gian còn lại làm nơi hội họp và là chỗ cung cấp thông tin của giáo xứ.
Xây dựng thánh đường giáo xứ Thánh Tâm (1957)
Vào ngày 19/12/1959 cha Tự đã cho khai móng xây dựng lại Ngôi Thánh Đường. Ngoài công sức giáo dân đóng góp, mỗi nhân danh còn phải bổ góp là 20 đồng
Sau gần một năm thi công, ngày 04/08/1960 Đức Cha SimonHòa Nguyễn Văn Hiền về cắt băng khánh thành và làm phép nhà thờ. Nhưng mãi đến ngày 15/08/1960 giáo xứ mới tổ chức mừng công nhà thờ tại trường trung tiểu học Thánh Tâm.
Nhà thờ xong, Ngài cho xây dựng khu nhà xứ lợp tôn fibrocement.
Nghĩa địa nằm tại đường suối 1 đi vào (Hiện tại đang là trường học Thánh Tâm), phải qua đường quốc lộ, phải qua cầu suối 1, phức tạp khi chôn cất, nên vào đầu năm 1965, Ngài đã chỉ thị cho ông trưởng ấp Nguyễn Văn Đại san ủi 12 mẫu tây đặt làm nghĩa địa và 5,75 mẫu làm đát trồng dâu nuôi tằm (Nghĩa trang hiện nay của giáo xứ).
Giải trí: Với những công việc mục vụ của giáo xứ bận rộn như thế, nhưng Ngài vẫn thường xuyên cho tổ chức văn nghệ, những trò chơi để giáo dân phần nào quên đi cảnh tha hương nơi xa xứ
Sau 10 năm hăng say hoạt động tận tụy với đoàn chiên, cha Tự đã được Bề trên Dòng Đaminh gọi vẻ đảm trách "Giám đốc Đệ Tử Viện Đaminh Gò Vấp". Ngày giã từ đoàn chiên (21/09/1965) cha đã nhắn nhủ 3 điều
- Tôi đi, xin gửi lời chào anh chị em, xin anh chị em ăn ở thuận hờa với nhau.
- Anh chị em duy trì đường sá, đừng xâm lấn, đừng phá hoại.
- Anh chị em hãy đón tiếp cha xứ mới trọng thể.